Kết quả danh mục đầu tư từng năm

Dưới đây là kết quả danh mục đầu tư tôi khuyến nghị trong nhóm riêng. Danh mục sẽ được cập nhật theo từng năm. Trong đó, danh mục cổ phiếu sẽ được cập nhật ngày mua và ngày bán. Còn danh mục ETF chỉ có ngày mua vì tôi khuyên bạn chỉ nên bán đi khi thực sự cần tiền.

2022

CỔ PHIẾU

GIÁ MUAGIÁ BÁNLỢI NHUẬNNGÀY MUANGÀY BÁN
PVT15.0024.9566.33%05/01/202105/01/2022
THG55.1283.7051.85%05/01/202105/01/2022
IDV54.9869.3026.05%05/01/202105/01/2022
NNC39.1028.68-26.65%05/01/202105/01/2022
SMB41.2342.553.21%05/02/202108/02/2022
CAP43.0087.02102.37%05/02/202108/02/2022
CSV28.0040.3143.96%05/02/202108/02/2022
SRA8.5010.2620.71%05/02/202108/02/2022
NHA18.0054.47202.61%05/02/202108/02/2022
PVB17.0018.418.29%05/02/202108/02/2022
NTL23.8034.4944.92%08/02/202108/02/2022
PVP12.0016.9841.50%08/02/202108/02/2022
KSB33.6045.6035.71%08/03/202108/03/2022
NDN21.1718.10-14.49%08/03/202108/03/2022
HSG28.2041.0045.39%08/03/202108/03/2022
TỔNG KẾT43.45%

ETF
*Chú ý: Hiệu quả của ETF của năm 2022 thấp hơn 2021 không có nghĩa là số lượng ETF mua từ 2021 đã bán hết. Để theo dõi hiệu quả từng năm tôi tính lại hiệu quả từ ngày 1/1 hàng năm. Còn số ETF đã mua từ trước vẫn không thay đổi.

GIÁ MUALỢI NHUẬNNGÀY MUA
FUEVN10019.43-0.67%04/01/2022
E1VFVN3025.02-0.12%04/01/2022
FUESSVFL21.651.62%04/01/2022
FUEVFVND26.904.09%04/01/2022
FUESSV5021.970.14%04/01/2022
FUEMAV3017.40-0.23%04/01/2022
FUEIP10010.750.47%04/01/2022
FUEKIV309.72-0.31%20/01/2022
TỔNG KẾT0.62%
2021 <Click để mở ra>

CỔ PHIẾU

GIÁ MUAGIÁ BÁNLỢI NHUẬNNGÀY MUANGÀY BÁN
TCH19.0018.40-3.16%05/11/202005/11/2021
DPM17.0050.00194.12%05/11/202005/11/2021
LPB11.5020.8080.87%07/12/202007/12/2021
CII18.0025.7042.78%07/12/202007/12/2021
ASM12.5019.3054.40%07/12/202007/12/2021
TỔNG KẾT73.80%

ETF

GIÁ MUALỢI NHUẬNNGÀY MUA
FUEVN10015.1235.22%15/03/2021
E1VFVN3019.6531.55%15/03/2021
FUESSVFL18.9614.47%15/03/2021
FUEVFVND20.4438.58%15/03/2021
FUESSV5017.2034.30%15/03/2021
FUEMAV3013.9829.61%24/03/2021
FUEIP10011.003.73%12/09/2021
TỔNG KẾT26.78%

Nghỉ hưu sớm không ?

Đây không phải là câu hỏi. Đây cũng không phải là câu hỏi tu từ. Đây chính xác là một lời rủ rê. Tôi rủ bạn nghỉ hưu sớm. Hãy tạm quên đi những định kiến bạn đã nghe về nghỉ hưu sớm. Tôi sẽ phân tích lại từ đầu khái niệm này nhé. Zô.

Quảng cáo

NGHỈ HƯU SỚM

Phong trào nghỉ hưu sớm đang nhen nhóm trở lại thành một xu hướng mới ở thời điểm này. Thực tế “Nghỉ hưu sớm” là cái tên đã được dịch ra tiếng Việt. Còn tên đầy đủ của nó là Financial Independent, Retire Early (Viết tắt là FIRE). Chỉ biết là nó xuất hiện ở phương Tây, cũng không chắc là từ bao giờ nữa. Có nguồn thì nói là khoảng những năm 90, có nơi thì lại bảo là khoảng những năm 2010.

Nhưng dù nó có xuất hiện từ bao giờ đi nữa thì những năm trở lại đây nó lại một lần nữa trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều tranh cãi về cách thức và ý nghĩa phía sau . Nhưng không thể phủ nhận là FIRE đang dần trở nên có sức ảnh hưởng hơn trong cộng đồng những người trẻ thế hệ Y, Z.

Tuy nhiên, nghe thì nhiều nhưng hiểu về nó thì lại không có nhiều. Đáng nói là kể cả các chuyên gia tài chính cũng chưa thực sự hiểu thế nào là nghỉ hưu sớm. Mấu chốt của vấn đề thực ra đơn giản ở câu chữ thôi. Thế nào là “nghỉ hưu”?

Thường thì sau một thời gian công tác người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng chế độ hưu trí, gọi nhanh là nghỉ hưu. Thường là 60 tuổi với nam giới và 55 tuổi đối với phụ nữ. Chế độ hưu trí là một phúc lợi xã hội được quy định trong pháp luật. Căn bản là vì ở độ tuổi đó con người có thể sẽ không có đủ sức khỏe thể chất hoặc tinh thần để tiếp tục lao động chuyên môn nữa. Vì thế tốt nhất là chúng ta nên nghỉ ngơi.

NGHỈ LÀ KHÔNG LÀM GÌ ?

Đối với hầu hết mọi người thì nghỉ hưu là thời gian nghỉ ngơi không làm gì sau mấy chục năm cống hiến. Vậy thì nghỉ hưu sớm là nghỉ trước độ tuổi đó. Chính xác là như vậy. Thế còn những ý kiến chỉ trích về việc nghỉ hưu sớm là do đâu? Là do họ cho rằng đang trong độ tuổi lao động mà nghỉ sớm không làm gì thì xã hội sẽ không phát triển… Nhưng đó không phải là mục tiêu của FIRE.

Mục tiêu của FIRE là nghỉ hưu sớm để sau đó làm những việc mình thích.

Nếu bạn thích trở thành nhà văn, họa sỹ, thích mở quán cafe, trở thành youtuber…. hoặc bất cứ công việc gì mà trước đây bạn chưa có điều kiện để thực hiện thì FIRE là một cách để bạn làm được điều đó. Lấy ví dụ bạn muốn mở quán cafe đi. Bạn rất thích nhưng điều kiện hiện tại lại không cho phép. Thứ nhất là hiện tại công việc đã quá bận rộn, thứ hai là không có tiền mở chẳng hạn, thứ ba là không có thời gian để học về việc kinh doanh cafe… Vân vân các lý do thứ ba thứ bốn.

Hoặc bạn muốn trở thành một youtuber, làm youtuber khó và ít tiền thì bạn biết rồi đấy. Chẳng lẽ bỏ công việc hiện tại để đi làm youtube, cũng chưa biết có đủ ăn không nữa. Hay là chờ đến khi 50-60 tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước rồi mới làm. Cứ bỏ qua yếu tố công nghệ đi, liệu lúc đấy bạn còn đủ sức quay và edit video cả ngày không? Thế nhưng nếu vẫn muốn sống với đam mê mà không phải lo lắng về tiền bạc nữa thì ta có FIRE.

Trở lại với định nghĩa của FIRE – Financial Independent, Retire Early. Financial Independent có nghĩa là bạn phải đạt được mục tiêu độc lập về tài chính trước đã. Một khi bạn đã có đủ tiền để trang trải cuộc sống thì lúc đó bạn có thể làm mọi việc mà mình muốn và không bao giờ phải lo về việc kiếm tiền nữa. Mà muốn làm mọi việc mình thích thì phải có thời gian và sức khỏe. Thế nên tốt nhất là làm sớm, thế là ta có vế Retire Early.

LƯƠNG HƯU

Nghỉ hưu thì phải có lương hưu. Nghỉ hưu sớm cũng phải thế, không có tiền thì còn không sống được chứ đừng nói đến việc làm những gì mình thích. Để có lương hưu thì bạn phải xây dựng tài sản của mình sao cho tài sản đấy sinh lời với mức lớn hơn mức chi tiêu của bạn. 4% là con số cần phải nhớ.

Đầu tiên hãy tính toán xem mức chi tiêu 1 năm của bạn là bao nhiêu. Ví dụ, các chi phí cơ bản để trang trải cuộc sống của bạn (bao gồm tiền ăn, ở, điện nước, xăng xe, điện thoại, internet…) là 5 triệu đồng. Như vậy 1 năm bạn tiêu hết 5 x 12 = 60 triệu. Nếu 1 năm bạn tiêu hết 60 triệu thì số tài sản bạn cần phải có trước khi nghỉ hưu là 60 x 25 = 1 tỷ 500 triệu. Tất nhiên số tiền 1.5 tỷ này không được nằm trong két sắt mà phải được sử dụng để đầu tư với tỷ suất sinh lời lớn hơn 4% một năm.

Ví dụ, đơn giản nhất là bạn gửi ngân hàng lấy lãi 7%/năm. Vậy mỗi năm bạn sẽ có tiền lãi là 1.5 tỷ x 0.07 = 105tr. Mà bạn chỉ tiêu hết có 60 triệu (tương đương với 4%) nên bạn vẫn còn 45tr (tương đương với 3%) để tiếp tục sinh lãi kép. Tóm lại là nếu bạn chỉ tiêu 4% tài sản của mình mỗi năm mà tài sản ấy lại có mức sinh lời lớn hơn 4% thì bạn sẽ được làm những gi mình thích mà không quan tâm đến việc kiếm tiền nữa. Tất nhiên tôi chưa nhắc đến yếu tố lạm phát, yên tâm sẽ có ngay sau đây.

8%

Để Việt hóa FIRE thì tôi đã tính thêm cả yếu tố lạm phát của đồng tiền Việt Nam. Tạm coi tỷ lệ lạm phát mà chúng ta vẫn biết đến là 4%/năm. (Giải thích nhanh: “Giả sử năm nay bạn có 100k cất két thì 100k đấy sang năm chỉ mua được số hàng hóa trị giá 96k thôi”). Bạn có thể xem dữ liệu của Tổng cục thống kê tại đây. Vậy thì để chắc ăn hơn, tài sản của bạn phải mang lại mức sinh lời lớn hơn 8% một năm. Việc này có khó không, xin thưa là không hề. Hãy xem những biểu đồ dưới đây.

VNINDEX

Nếu lấy mốc thấp nhất là năm 2002 với mốc 275 điểm và cao nhất là ở thời điểm viết bài này ở mốc 1313 điểm. VNIndex có mức tăng trưởng trung bình là 17% một năm. Bỏ xa con số 8%. Nếu danh mục của bạn không theo được xu hướng của thị trường chung thì tôi lại phân tích quỹ ETF lâu đời nhất ở Việt Nam.

E1VFVN30

Lấy mốc thấp nhất ở năm 2014 với giá 9.900đ và cao nhất hiện tại ở giá 23.800đ. Quỹ này có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm. Thậm chí còn vượt cả thị trường chung. Còn đơn giản hơn nữa, nếu bạn không đầu tư cổ phiếu mà chỉ mua quỹ trái phiếu thôi thì cũng vẫn tốt.

TCBF

Đây là biểu đồ tăng trưởng của quỹ trái phiếu TCBF. Lấy mốc thấp nhất tại năm 2015 và cao nhất ở 2021. Trung bình TCBF mang lại mức sinh lợi 8.8%/năm.

Vì phạm vi thời gian chưa đủ dài nên tôi sẽ không phân tích những quỹ ETF khác mặc dù cũng có mức sinh lời khoảng 15%/năm. Ngoài ra thì trái phiếu doanh nghiệp cũng là một kênh đầu tư cho mức sinh lợi khoảng 9-10%/năm. Nói vậy để thấy rằng việc đạt được mức sinh lợi lớn hơn 8%/năm trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn khả thi.

FIRE LÀ MỘT LỐI SỐNG

Trào lưu thì chỉ tồn tại được trong ngắn hạn. Như vậy nếu chỉ coi FIRE là một trào lưu thì bạn sẽ không đi được đến cái đích cuối cùng của nó. Hãy coi FIRE như một lối sống, nếu bạn yêu thích sự tự do cũng như sự ràng buộc mà nó mang lại. Để có được số tài sản đủ lớn để dành cho nghỉ hưu thì bạn phải chi tiêu đúng cách. Đừng tiêu hết tất cả những gì mình kiếm được từ hôm nay. Đúng như vậy, thử nhìn vào công thức dưới đây:

  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 10% thì bạn sẽ mất (1-0.1)/0.1 = 9 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 20% thì bạn sẽ mất (1-0.2)/0.2 = 4 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 50% thì bạn sẽ mất (1-0.5)/0.5 = 1 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 70% thì bạn sẽ mất (1-0.7)/0.7 = 0.4 năm = 5 tháng đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.

Đến đây lại phải thanh minh cho FIRE một tí. Vì tài liệu về FIRE chủ yếu là bằng tiếng Anh nên khi biên dịch lại về tiếng Việt họ lười biếng dịch chữ “Saving” ra đơn thuần là “Tiết kiệm”. Khổ thế chứ. Nếu nghiên cứu sâu về FIRE thì bạn sẽ hiểu rằng “Saving” mà FIRE nói đến không chỉ là “Tiết kiệm” mà nó còn là cả “Đầu tư” nữa. Bảo sao họ cứ trách móc FIRE là sống mà cứ chi tiêu dè sẻn “Tiết kiệm” đến mấy chục % thì sống làm gì cho nó khổ.

Tóm lại là, bất kể bạn sinh hoạt chi tiêu kiểu gì. Số tiền mà bạn chừa lại để tạo ra cái khối tài sản nghỉ hưu càng lớn càng tốt. Làm ra được 10 đồng chỉ tiêu 3 đồng, đầu tư hết cả 7 đồng thì tuyệt vời.

Đến đây bạn có thể nghĩ là nếu giả dụ số tiền tôi làm được ít quá, tôi phải chi phần lớn để sống thì sao. Câu trả lời là không sao cả. Bạn phải sống tốt trước đã, còn lại bao nhiêu thì đầu tư. Nhưng không có nghĩa là chi tiêu quá thoải mái nhé. Kỷ luật đi liền với sức mạnh mà. Muốn sau sướng thì giờ phải bớt sướng đi một tí.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hãy cố gắng gia tăng thu nhập của mình lên. Mấu chốt của việc này là tìm cho mình một con số phù hợp và đừng bao giờ tăng chi tiêu quá đáng khi tăng thu nhập. Những người gặp vấn đề về tài chính luôn như vậy. Cứ khi nào tăng thu nhập là lại tăng mức sống.

Ví dụ, bạn có thu nhập 5 triệu/tháng và hàng tháng chi tiêu hết 4 triệu. Không sao cả, bạn hãy dùng 1 triệu còn lại để đầu tư gia tăng tài sản. Nhưng khi thu nhập tăng lên 7 triệu hay 10 triệu thì hãy cố gắng đầu tư nhiều hơn thay vì chi tiêu.  

BẮT ĐẦU THAY CHO KẾT LUẬN

Để kết lại chủ đề này tại đây tôi chính thức rủ rê bạn sống kiểu FIRE giống tôi nếu bạn thấy nó đủ hấp dẫn. Việc bạn cần làm bây giờ chỉ là tính toán lại chi tiêu. Sau đó lên kế hoạch đầu tư cho tài sản nghỉ hưu của mình. Cũng đừng quên suy nghĩ đến những việc bạn muốn làm mà chưa bao giờ có cơ hội thực hiện khi phải đi làm 8 tiếng một ngày.

Bật mí là tôi dự định 9 năm nữa sẽ nghỉ và đang cố gắng đạt được con số đó. Đến lúc đấy tôi sẽ chăm viết bài hơn chứ không phải cả tháng mới được 1 bài như bây giờ :D. Ngoài ra thì tôi cũng đã lập 1 bảng tính toán số tiền cũng như số tuổi bạn có thể nghỉ hưu với từng mức đầu tư khác nhau. Chắc là vào nhóm để lấy file thôi chứ mấy lần gửi file qua email tôi cũng không giỏi lắm nên toàn làm thủ công hơi cùi bắp.

Chắc chắn là tôi sẽ trở lại với chủ đề này thêm nữa. Lần này cứ tạm thế nhé. Bai!

Tự do tài chính nghĩa là gì

“Tự do tài chính” – cụm từ tích cực mà nói thì rất truyền cảm hứng. Nhưng tiêu cực mà nói thì nghe lại hơi “đa cấp”. Nếu bạn đã có thời gian ham học hỏi kiểu như tôi thì kiểu gì cũng đã nghe rồi. Từ các chuyên gia tự phong trên mạng xã hội hay đến các hội thảo high-five người bên cạnh. Người ta lạm dụng nó đến mức ác cảm, thậm chí là ám ảnh. Vậy phải hiểu chính xác về nó như thế nào?

Quảng cáo

TÀI CHÍNH

Cắt nghĩa từng phần nhé. Trước hết là với tài chính, cụ thể ở đây tôi muốn nói đến tài chính của từng cá nhân. Tài chính doanh nghiệp hay tài chính công thì nằm ngoài phạm vi bài viết này. Theo Wikipedia thì

Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp và thuế thu nhập.

Ngắn gọn thì việc quản lý tài chính cá nhân là cách bạn quản lý thu nhập, chi tiêu. Cùng với đó là lập kế hoạch bảo vệ và đầu tư để gia tăng tài sản của mình. Ở trên có một phần quan trọng nữa là “có tính đến rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai”. Có nghĩa là bạn sẽ phải giả định một kịch bản tài chính từ thời điểm hiện tại đến cuối đời. Kịch bản càng chi tiết thì khả năng ứng phó với nó càng cao.

NHÂN QUẢ

Hãy tập sử dụng tư duy “nhân quả”, “nhân quả” ở đây không có gì tâm linh huyền bí cả. Đơn giản “nhân” là nguyên nhân và “quả” là kết quả. Bạn còn nhớ ngày xưa lúc mới học tiếng Anh được học mẫu câu điều kiện loại 1 không? NẾU sự việc X xuất hiện THÌ sự việc Y xảy ra.

Như vậy, giả dụ hiện nay bạn đang có sức khỏe tốt và một công việc cho thu nhập đều đặn. Giả sử NẾU bạn mất sức khỏe hay công ty cắt giảm nhân sự THÌ bạn sẽ thế nào? NẾU bạn tiêu hết số tiền mình kiếm được hiện nay THÌ đến khi lớn tuổi bạn sẽ tiêu bằng gì? Hoặc, NẾU bạn đầu tư từ khi còn trẻ THÌ khi già tài sản của bạn sẽ tăng bao nhiêu? Bạn đã thử giả định NẾU/THÌ cho cuộc đời mình chưa?

Chốt nhé, NẾU bạn muốn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản nhất THÌ đọc bài này.

TỰ DO

Lại mượn Wikipedia cho tăng tính thuyết phục

Quyền tự do hoặc tự do (tiếng Hy Lạp: ελευθερία, tiếng Latinh: libertati, tiếng Anh: liberty, tiếng Hoa: 自由) là khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Như vậy tự do là việc một cá nhân có thể có suy nghĩ và hành động độc lập mà không phải chịu sự tác động nào từ các yếu tố bên ngoài.

Theo hướng ngược lại, những gì có tính chất chống lại việc suy nghĩ và hành động độc lập của cá nhân là những yếu tố khiến chúng ta mất đi sự tự do.

TỰ DO TRONG TÀI CHÍNH

Vậy thì theo tôi, tự do tài chính là việc suy nghĩ và hành động với những kế hoạch tài chính của cá nhân mà không chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có thể tác động lên tài chính của một cá nhân có thể kể đến như sức khỏe, rủi ro nghề nghiệp, rủi ro kinh tế vĩ mô…

Ví dụ, bạn hiện tại đang có sức khỏe tốt nhưng không có gì đảm bảo rằng bạn vẫn khỏe mạnh như vậy sau 10-20 năm nữa. Vậy nếu bạn đã có một kế hoạch tài chính cho mình thì đến khi không còn khả năng lao động bạn vẫn có thu nhập. Một hợp đồng bảo hiểm hay một tài khoản để dành cho nghỉ hưu là một ý tưởng tốt.

Hay, có rất nhiều công việc có khả năng sẽ bị thay thế bằng máy móc trong tương lai nhưng nếu đã có một kế hoạch cho mình thì điều đó không còn đáng sợ nữa. Một công việc kinh doanh khác bên cạnh chuyên môn chẳng hạn.

Hoặc, công việc của bạn chịu sự tác động bởi nền kinh tế. Giả sử bạn làm trong ngành du lịch nhưng một dịch bệnh toàn cầu xảy ra, kết quả thì bạn cũng đã chứng kiến rồi đấy. Vậy thì một kế hoạch đầu tư độc lập không bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường là một kế hoạch cực kỳ thông minh. Quỹ ETF khá là chắc kèo trong hoàn cảnh này.

TỔNG KẾT

Để tổng kết tôi xin đưa ra một vài lời khuyên để giúp bạn có thể “tự do tài chính” một cách nhanh nhất:

  1. Hãy lập kế hoạch để quản lý chi tiêu và thu nhập của mình một cách chặt chẽ.
  2. Đừng quên lập thêm kế hoạch bảo vệ và gia tăng tài sản của mình.
  3. Giả định những kịch bản rủi ro có thể xảy ra trong nghề nghiệp hay cuộc sống của mình và lập kế hoạch chống lại những rủi ro đó.
  4. Đừng All-In, dù nó có là một khoản đầu tư hay công việc chuyên môn. Hãy có thêm một back-up plan.

Giới thiệu một quyển sách tham khảo nếu bạn thích đọc sách nhé. Tên nó hơi đa cấp nhưng nội dung thì không như vậy: Thịnh vượng tài chính tuổi 30.

Hết rồi, chúc bạn thành công! Hẹn gặp lại ở bài sau.

Khẩu vị rủi ro

Trong bài này bạn sẽ cùng tôi đến với một khái niệm là “khẩu vị rủi ro”, nghe rất thú vị phải không. Khẩu vị thông thường được sử dụng khi nhắc đến việc ăn uống. Cụ thể là mức độ ưa thích của từng người đối với các món ăn. Vậy khẩu vị rủi ro là gì, chúng ta sẽ làm rõ qua những nội dung dưới đây.

Quảng cáo

RỦI RO LÀ GÌ

Nhắc đến đầu tư thì không thể không nhắc đến rủi ro. Rủi ro – lợi nhuận là hai phạm trù luôn song hành và có mối quan hệ hai chiều. Nghĩa là, công việc rủi ro cao thì lợi nhuận cao và ngược lại. Rủi ro có thể được coi là sự xui xẻo, mất mát, nguy hiểm. Rủi ro có thể lường trước hoặc không. Nôm na rằng rủi ro là thứ gì đó mà chúng ta không muốn gặp phải. Ra đường có rủi ro là tai nạn giao thông. Ăn uống có rủi ro là ngộ độc thực phẩm (botulinum chẳng hạn). Và trong đầu tư thì có rủi ro là thua lỗ.

Tuy nhiên rủi ro thường được nhắc đến là một “khả năng”, tức là nó có thể xảy đến hoặc không. Ví dụ, theo thống kê về dịch Covid ở Việt Nam thì trên tổng số 1049 ca nhiễm có 786 ca bình phục và 35 ca chết (theo google). Như vậy có thể thấy rủi ro bị chết khi nhiễm Corona ở Việt Nam là khoảng 3,33%. Một tỷ lệ rất nhỏ cho đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro là thứ không biết chắc được. Nếu chẳng may số đen, bạn hay tôi không may bị mắc bệnh. Thậm chí đen hơn nữa, chúng ta nằm trong tỷ lệ 3,33% tử thần kia thì sao. Đó là lý do tại sao nhà nước phải hướng dẫn người dân cách phòng dịch, phòng thì hơn chống mà. Đó chính là khái niệm “Quản trị rủi ro”.

QUẢN TRỊ RỦI RO

Quản trị rủi ro về cơ bản là sự nhận dạng, đánh giá, phân tích và có phương pháp xử lý khi rủi ro xảy đến. Nhắc lại ví dụ về Covid ở trên, có thể thấy là rủi ro lớn nhất dành cho bệnh nhân Covid là mất mạng. Vậy để ngăn ngừa việc này, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc đừng để nhiễm bệnh. Những cách thức phòng bệnh thì bạn cũng đã rõ. Đó là đeo khẩu trang, rửa tay kháng khuẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác…

Một ví dụ khác liên quan đến tiền, giả sử bạn có một cơ hội kinh doanh với mức đầu tư 20 triệu đồng. Nào, đầu tiên chúng ta phải xác định chắc chắn rằng rủi ro là chắc chắn có. Tỷ lệ bao nhiêu % thì chưa nói. Nhưng rủi ro lớn nhất là bạn mất hết 20 triệu đó. Nếu số tiền đó là số tiền mà bạn vui vẻ chấp nhận khi bị mất thì ta chơi. Tiếp theo chúng ta đánh gíá về cái business này xem liệu ta có đủ khả năng, kiến thức, hay thị trường có đủ cho ta bơi không…

Và cuối cùng, giả sử mọi phân tích đánh giá đều chính xác mà ta vẫn thua thì sao? Vẫn mất 20 triệu thì hành động của bạn với đối tác, với bản thân mình là gì? Liệu cuộc sống của bạn có thay đổi gì khi vừa thất bại ở kèo này không? Mức an toàn tài chính của bạn có bị ảnh hưởng khi bị mất đi 20 triệu này không? Trả lời được hết những câu hỏi này có nghĩa là bạn đã có phương án quản trị rủi ro rồi đấy.

KHẨU VỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Đến phần thú vị đây. Thông qua một vài khái niệm ở trên, bạn cũng đã hiểu thế nào là rủi ro và cách lập phương án quản trị rủi ro rồi. Nhưng trước khi có thể lập được kế hoạch quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính thì bạn phải xác định khẩu vị rủi ro của mình là thế nào đã. Khẩu vị rủi ro ở đây nghĩa là mức độ chấp nhận của bạn khi rủi ro xuất hiện. Cụ thể là bạn chấp nhận mất bao nhiêu tiền khi tham gia đầu tư tài chính. Và quan trọng hơn nữa là, với khẩu vị rủi ro như vậy thì hình thức đầu tư tài chính nào là phù hợp với bạn.

Vì đầu tư tài chính liên quan đến tiền, mà tiền là những con số. Cho nên tôi sử dụng công cụ đánh giá khẩu vị rủi ro của TCBS. Bạn có thể đăng ký để sử dụng tại đây. Sau khi đã đăng ký tài khoản thì bạn có thể sử dụng theo hướng dẫn từng bước phía dưới đây.

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KHẨU VỊ RỦI RO

Bước 1: Bạn vào app trên điện thoại, rồi bấm vào biểu tượng hình người ở góc dưới bên phải

Bước 2: Bấm vào công cụ Khẩu vị rủi ro. (Tôi đã làm rồi nên đã được đánh giá, bạn chưa làm thì sẽ chưa có đánh giá gì cả)

Bước 3: Đến trang đầu của công cụ, bấm vào chữ Bắt đầu

Bước 4: Trả lời lần lượt từng câu hỏi

Bước 5: Hoàn tất bài test và lưu lại kết quả

Dạo này khẩu vị của tôi hơi mặn hơn ngày trước thì phải 🤣, từ 67 lên 77 (UPDATE 2021: Dạo này tôi còn mặn hơn nữa, lên 80 rồi). Như bạn có thể thấy sẽ có 3 mức khẩu vị đó là

  • 10-40: Chấp nhận rủi ro thấp
  • 41-70: Chấp nhận rủi ro trung bình
  • >70 : Chấp nhận rủi ro cao

Vậy là sau khi test thử, bạn đã biết khẩu vị rủi ro của mình là thế nào. Bạn có thể test lại bất cứ khi nào muốn để thay đổi chiến lược đầu tư của mình cho phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ làm sáng rõ phần nào cho bạn cách nhìn về đầu tư. Nếu gặp khó khăn khi sử dụng thì đừng ngại hỏi tôi nhé. Nếu bạn thấy thú vị thì hãy chụp ảnh màn hình và chia sẻ về khẩu vị của mình với những người khác ở group này nhé.

Bài sau sẽ còn hay hơn nữa, khẩu vị thế nào thì chọn món ra sao. See you!

Não phải hay não trái

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có một số người giỏi về kỹ thuật, còn một số người khác lại có thiên hướng nghệ thuật bẩm sinh không. Nếu tìm hiểu về bộ não chúng ta có thể phần nào giải thích được điều này. Thêm nữa, liệu não phải hay não trái có liên quan gì đến việc kiếm tiền của chúng ta hay không? Cùng tìm hiểu trong bài này nhé.

Quảng cáo

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về những khái niệm này đã. Sau đó bạn hãy xem mình sở hữu bộ nào như thế nào. Bắt đầu với não trái trước.

NÃO TRÁI

Bán cầu não trái là khu vực có chức năng ngôn ngữ, chịu trách nhiệm xử lý thông tin. Ngoài ra não trái còn có chức năng giải quyết những vấn đề liên quan đến logic hay tính toán chính xác. Những người thuận não trái có xu hướng tiếp thu và học tập tốt những bộ môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa. Những người này có xu hướng hoặc có năng lực trong những lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến logic hay những con số.

Những người não trái thường có cách làm việc khoa học và có tổ chức. Người này thích lập kế hoạch trước khi hành động và luôn muốn làm việc tuân thủ theo kế hoạch đó. Hơn nữa người này còn rất có tư duy logic và giỏi tính toán.

NÃO PHẢI

Bán cầu não phải là khu vực có chức năng nhận biết không gian, hình ảnh và cảm thụ nghệ thuật. Nếu coi người não trái là người sống lý trí thì người não phải lại sống thiên về cảm xúc. Ngược với người não trái, người não phải có xu hướng tiếp thu tốt những kiến thức khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa. Nhược điểm của người não phải là có óc tổ chức kém nhưng bù lại họ lại có khả năng đọc hiểu cảm xúc của người khác rất tốt.

Điểm mạnh của người não phải làm rất có năng khiếu sáng tác hoặc cảm thụ nghệ thuật. Điểm yếu của họ là khó làm việc theo kế hoạch, kế hoạch dù có lập ra thì đến cuối lại quyết định dựa trên cảm xúc của bản thân.

Não trái não phải
Não của Em Chã

Nếu thông qua những dòng ở trên mà bạn vẫn chưa xác định được rõ não mình thuộc loại nào thì có thể làm thử một bài test vui ở đây nhé. Như hình ở trên thì não của tôi 80% thuộc bên phải rồi. Đó là lý do tôi luôn nhắc đến kỷ luật, đó là thứ mà tôi nghĩ rằng mình đang thiếu và đang cố gắng hoàn thiện từng ngày. Nếu não bạn mà có tỷ lệ khoảng 50-50 thì xin chúc mừng, bạn là người rất cân bằng đấy. Còn nếu não lệch về một phía thì cũng đừng lo lắng, chúng ta sẽ rèn luyện nó qua những gợi ý dưới đây.

RÈN LUYỆN NÃO BỘ

Nếu bạn là một người thuận não trái thì việc lập và làm theo kế hoạch là quá đơn giản rồi. Hãy cố gắng đưa ra kế hoạch cụ thể chi tiết có dẫn chứng và kịch bản cụ thể. Hãy cố gắng học tập và làm việc trong môi trường yên tĩnh sạch sẽ và ngăn nắp. Vì đầu óc của bạn có cách sắp xếp thông tin logic và khoa học nên hãy cố gắng giải quyết những công việc của mình theo thứ tự.

Nếu thao tác của mình chưa hiệu quả thì hãy thử làm việc với những số liệu hoặc ký tự có liên quan đến toán học. Chắc là bộ não của bạn sẽ thích điều đấy hơn đấy.

Ngược lại với não trái, não phải bằng cách bí ẩn nào đó lại có trực giác rất tốt. Bạn có khả năng cảm nhận những thông tin vô hình mà những người phía bên kia không cảm nhận được. Việc xử lý thông tin của bạn không cần phải theo quy luật hay thứ tự nào cả. Bạn chỉ cần có cảm hứng là có thể làm được. Bạn rất giỏi đưa ra kịch bản giả định, tư duy nếu – thì.

Tuy nhiên điểm mạnh cũng là điểm yếu của người não phải. Mặc dù có tư duy sáng tạo rất mạnh nhưng nếu không có sự sắp xếp kỷ luật thì cuối cùng những ý tưởng hay ho đó sẽ chỉ mãi nằm trong đầu. Trong công việc thì hãy thử dùng văn phòng phẩm nhiều màu sắc, phòng làm việc không cần ngăn nắp nhưng đẹp và thư giãn đúng sở thích của bạn.

LÀM VIỆC VỚI TIỀN THẾ NÀO

Quay lại với chủ đề chính của chúng ta, đó là việc quản lý và chi tiêu số tiền của mình. Không có bằng chứng nào về việc phía nào sẽ thành công hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu nói về tiền thì người não trái thường quản lý tài chính tốt hơn não phải. Còn người não phải lại có xác suất đúng cao hơn trong những phi vụ đầu tư.

Vậy thì nếu bạn muốn phát triển cân bằng hơn thì hãy thử học tập theo những thói quen hoặc thế mạnh của phía bên kia. Đối với người bên phải thì hãy lập kế hoạch quản lý tiền bạc của mình một cách nghiêm túc hơn, hạn chế chi tiêu theo cảm xúc. Điểm yếu của bạn là kỷ luật nên chỉ cần chiến thắng kỷ luật là bạn sẽ thành công. Còn đối với người bên trái thì hãy học cách hiểu thêm về cảm xúc của mình. Thi thoảng hãy cứ liều trong phạm vi cho phép nếu muốn bứt phá khỏi cuộc sống an toàn.

Tôi đang luyện thêm não trái nên nói phải có sách, mách phải có chứng nếu không các bạn não trái lại không tin. Vậy tôi xin giới thiệu với bạn một bộ sách giúp cả hai phía rèn luyện để cân bằng lại não bộ của mình. Chính là 50 câu đố cân bằng não trái – não phải. Sách nhìn hơi cute nhưng bạn đừng nghĩ chỉ dành cho trẻ con nhé. Tuổi nào cũng phải học hết, học đến lúc chết cơ mà. Ngày trước tôi còn 90% phải cơ, cũng may rèn luyện thêm nên giờ cân lại còn 80%. Bạn thử xem.

Thẻ tín dụng – Nên hay không?

Trước khi quyết định có dùng thẻ tín dụng hay không chúng ta phải hiểu về thẻ tín dụng đã. Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi qua từng ưu nhược điểm để đưa ra quyết định có mở thẻ hay không.

Quảng cáo

Đầu tiên, thẻ tín dụng có chức năng là tiêu trước trả tiền sau ngay cả khi người sử dụng không có sẵn tiền. Ví dụ bạn cần chi một khoản 20 triệu đồng. Nếu như hiện giờ chưa có thì có thể quẹt thẻ luôn. Miễn là bạn trả lại ngân hàng 20 triệu trước kỳ thanh toán thì sẽ không mất phí (thường là 30-45 ngày tùy ngân hàng). Có thể coi như ngân hàng cho bạn vay tiền 1 tháng không tính lãi. Tuy nhiên nó vẫn là vay. Cho nên nó cũng được coi là một công cụ ghi nợ của ngân hàng. Trước tiên tôi sẽ đi đến những đặc điểm của thẻ tín dụng trước.

ƯU ĐIỂM

  • Có thể tiêu tiền trước rồi trả lại sau
  • Nếu thanh toán lại với ngân hàng trong kỳ thanh toán thì sẽ không bị tính lãi
  • Có thể thanh toán và nhận tiền quốc tế
  • Có thể dùng để trả góp khi mua sắm
  • Được nhận thêm những ưu đãi đặc biệt từ các nhãn hàng hơn lúc thanh toán bình thường
  • Được hoàn lại tiền mua sắm đối với một số loại thẻ
  • Có thể rút tiền mặt ra chi tiêu

NHƯỢC ĐIỂM

  • Lãi suất trả nợ quá hạn cao (khoảng 2-3%/tháng trở lên – tùy ngân hàng)
  • Phí rút tiền mặt cũng tương tự
  • Phí thanh toán quốc tế cũng khoảng 2%/ một giao dịch
  • Nếu không quản lý chi tiêu chặt chẽ có thể dẫn đến trường hợp tiêu vào số tiền mình không có. Từ đó trở thành con nợ dai dẳng của ngân hàng.

AI NÊN DÙNG THẺ TÍN DỤNG

Tôi đã đi qua những ưu nhược điểm của thẻ tín dụng. Nếu bạn cảm thấy chưa quyết định được thì thử qua check list sau. Nếu bạn tick được phần lớn những điều sau thì bạn có thể tự tin mà sử dụng:

  • Bạn thường xuyên phải thanh toán quốc tế – như tôi (trả tiền cho wordpress; trả tiền chạy quảng cáo facebook,google; nhận tiền affiliate từ nước ngoài…)
  • Bạn định kỳ phải mua sắm một số hàng hóa cố định – như bạn tôi (thường xuyên mua sắm đồ dùng cho công ty gia đình – dùng thẻ để lấy tiền hoàn). Cách này cũng thích hợp đối với những người thường xuyên đi công tác bằng máy bay. Có một số loại thẻ có tích điểm dặm bay.
  • Bạn quản lý được nguồn tiền của mình một cách chặt chẽ – có thể dùng cách này để mua hàng trả góp. Một số đơn vị chấp nhận mua trả góp không tính lãi, thi thoảng tôi dùng cách này để mua sắm. Tôi đã nhiều lần mua đồ trả góp 1 năm không mất lãi. Tôi đủ tiền trả một lần nhưng chỉ trả một phần. Số còn lại vẫn dùng để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư kỳ hạn ngắn.
  • Bạn quản trị được cảm xúc của mình. Không được tiêu số tiền mình không có. Ví dụ, thường trước khi mua sắm gì đó tôi sẽ kiểm tra lại ngân sách của mình xem có đủ tiền cho khoản đó không. Nếu đủ thì cứ quẹt thẻ, rồi sau đó chuyển tiền trả lại ngay chứ không đợi đến cuối tháng. Tất nhiên cách này cũng là để lấy tiền hoàn.
  • Bạn muốn xây dựng thang tín nhiệm của mình ở hệ thống ngân hàng lên cao. Khi chi tiêu và thanh toán đều đặn, thẻ của bạn sẽ được nâng hạng mức. Đó cũng là cơ sở ưu đãi hơn cho việc xét duyệt các khoản vay ngân hàng trong tương lai. Tôi nghĩ cái này sẽ có ích nếu bạn có dự định vay những khoản lớn như mua nhà hay mua oto trong tương lai. Còn vay tiền để chi tiêu thì tôi lại xin can nhé.

Tóm lại, lợi hại đều có nhưng quan trọng là do cách bạn sử dụng. Muốn tận hưởng những lợi ích của thẻ tín dụng và tránh xa cạm bẫy nợ nần thì bạn chỉ cần nhớ cho tôi một câu thần chú là: “Đừng bao giờ tiêu số tiền mình không có”.

MỞ THẺ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÀO

Sau khi đã cân nhắc nặng nhẹ và chắc chắn rằng mình là người quản lý tài chính và quản trị cảm xúc tốt thì bạn có thể mở cho mình một chiếc thẻ. Tuy nhiên giữa hàng chục ngân hàng, hàng trăm loại thẻ biết mở cái nào. Thôi thì tôi cũng đã chuột bạch hết cho bạn rồi. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu những dịch vụ thẻ mà tôi cho rằng uy tín để sử dụng.

VIB BANK

Ở thời điểm viết bài này, thẻ của VIB hoàn tiền mua sắm đến 10%. Thẻ của VIB có khá nhiều loại, tôi gợi ý dùng mấy loại sau:

Còn những loại thẻ khác thì có tiêu chí khá đặc thù nên nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thì cứ để lại câu hỏi. Tôi sẽ giải đáp cụ thể.

VP BANK

VP Bank thì có lợi thế là bạn có thể mở thẻ online. Thời gian đăng ký chỉ khoảng 20 phút, sau 2 ngày là có thẻ cầm trên tay rồi. Có một điểm hay về dịch vụ của VP Bank là bạn chỉ cần đăng ký thông tin trên website tại đây. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gọi điện tư vấn loại thẻ phù hợp cho bạn. Nhìn chung thì người dùng thẻ tín dụng cũng chỉ có vài nhu cầu là mua sắm hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, dặm bay… Nên bạn cứ thoải mái trình bày nhu cầu của mình là được.

Trên đây là những thông tin về thẻ tín dụng mà tôi nghĩ bạn cần biết trước khi quyết định sử dụng. Nếu biết sử dụng khéo léo thì thẻ tín dụng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tài chính. Bật mí là mỗi tháng tôi cũng tiết kiệm thêm được vài triệu khi dùng thẻ đấy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể đặt câu hỏi tại đây nhé.

Chúc bạn quản lý và sử dụng thẻ thông thái!

Danh mục tài sản của tôi

Bài này tôi sẽ chia sẻ về danh mục đầu tư của mình. Có thể có tranh cãi về việc đâu là tài sản, đâu là tiêu sản nhưng nó thực sự không quá nghiêm trọng. Đối với tôi thì cái gì sản sinh được ra giá trị thì nó có thể được coi là tài sản. Cho bạn nào chưa phân biệt được thế nào là tài sản và tiêu sản thì chỉ cần đọc bộ này là thông ngay. Đây có thể được coi là bộ sách vỡ lòng về tiền.

Quảng cáo

Trước tiên thì tôi chỉ viết bài này với tính chất chia sẻ chứ không phải là lời khuyên đầu tư. Muốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào phải luôn luôn nhớ quy tắc quản lý tài chính cá nhân của mình. Nếu gặp khó khăn thì bạn cứ mạnh dạn hỏi, tôi luôn trả lời.

Danh mục tài sản của tôi

TÀI KHOẢN DỰ PHÒNG

Tính đến thời điểm hiện tại, tài khoản này cover được khoảng 8 tháng sinh hoạt phí của tôi. Tài khoản này chiếm 2.1% tổng tài sản của tôi. Tài khoản này hiện đang giữ ở Techcombank và Finhay. Ở Tech thì một nửa gửi kỳ hạn 6 tháng lãi nhập gốc, một nửa mua quỹ TCFF. Ở Finhay thì gửi tiết kiệm bình thường, lãi được tính theo ngày giống TCFF nên rút bất cứ lúc nào cũng được. Mặc dù tài khoản này chỉ cần cover đủ 6-12 tháng sinh hoạt phí nhưng bạn cứ nạp thêm 5% thu nhập hàng tháng. Tiền càng nhiều càng đỡ rủi ro nhiều. (UPDATE 2021: Hiện tại tôi đã rút hết tiền ở Finhay chuyển sang TCBS, vì thích thôi chứ không có gì nghiêm trọng đâu).

TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM

Tôi chia thành 3 phần gửi ở Techcombank, MB bank và Finhay. Luôn luôn chọn lãi nhập gốc, Hàng tháng vẫn đều đặn gửi thêm 5% thu nhập. Tổng số này chiếm 9.2% tổng tài sản. (UPDATE 2021: Again, đã rút hết tiền ở Finhay và MB rồi).

TÀI KHOẢN BẢO HIỂM

Tôi cũng có 3 hợp đồng ở 3 công ty khác nhau. Một ở FWD, một ở Generali và một ở Daiichi. Tổng 3 hợp đồng này chiếm 6.6% tài sản. Tất nhiên là hàng tháng tôi vẫn để dành thêm 5% thu nhập, bao giờ đủ một hợp đồng thì lại mua tiếp. Lần này sẽ chọn 1 công ty khác để trải nghiệm.

TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ AN TOÀN

Tôi có 3 tài khoản đầu tư an toàn. Khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank với lãi khoảng 8.5-9.4%/năm. Một khoản mua quỹ TCBF cũng của Tech. Khoản cuối thì chia ra mua 3 danh mục Rùa, Sao La, Trâu nước của Finhay. Tổng cả 3 khoản chiếm 9.2% tài sản. Hàng tháng vẫn nạp thêm 10% thu nhập để chia vào các tài khoản này. (UPDATE 2021: Tiền ở Finhay đã rút hết ra mua các quỹ ETF ở ABS).

TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Hiện tại tôi có 2 kênh đầu tư mạo hiểm. Một dành cho Forex, một dành cho Crypto. Tất nhiên nó là đầu tư mạo hiểm nên cả 2 kênh chỉ chiếm 1.8% tài sản thôi. Sắp tới sẽ quay lại với kênh cổ phiếu, có lẽ chỉ thêm 2% nữa thôi. Đầu tư mạo hiểm thì phải xác định tâm lý thoải mái trước. Tức là được thì trời cho mà mất thì là trò chơi. Nếu có nạp thêm thì mỗi tháng cũng chỉ không quá 10% thu nhập. (UPDATE 2021: Tôi đã quay lại với cổ phiếu sau 3 năm dỗi thị trường nghỉ chơi).

BẤT ĐỘNG SẢN

Phần gây tranh cãi ở đây. Có người thì cho rằng nhà là tiêu sản vì nó không sản sinh ra tiền. Nhưng với tôi nó là tài sản vì nó giúp tôi sản sinh ra sức lao động. Mà sức lao động thì có thể sản sinh ra tiền. Tuy đã mua nhà nhưng tôi cũng không khuyên các bạn trẻ nên mua nhà từ sớm. Nếu được lựa chọn lại thì tôi sẽ lựa chọn thời điểm mua là bây giờ chứ không phải là năm đó. Chắc chắn là nó chiếm tỷ trọng lớn nhất rồi, nó chiếm 52.6% tài sản của tôi. Ở thời điểm này tôi chưa có ý định đầu tư thêm cho khoản này nên có lẽ nó vẫn sẽ giữ nguyên tỷ trọng trong một thời gian dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Phần này còn gây tranh cãi hơn nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ xe cộ thì làm sao mà là tài sản được. Nhưng với đặc thù công việc của mình thì chiếc oto giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền vận chuyển hàng hoá. Tiền sửa chữa bảo dưỡng vẫn rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê người khác vận chuyển.

Còn với đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực tôi sinh sống thì chiếc xe máy đẹp giúp tôi dễ hơn trong công việc giao dịch với khách hàng. Nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Tôi cũng không ưa cái cung cách trọng vẻ bề ngoài này lắm nhưng biết sao được. Phải thuận theo sóng lớn thôi. Nếu có cơ duyên chuyển đến vùng khác sinh sống thì có lẽ tôi sẽ cắt giảm được khoản này. Khoản này đang chiếm 18.4% tài sản

À nhưng mà thực ra thì tôi cũng mê xe nên cứ tạm thuyết phục bản thân mình như thế. Xe máy hiện giờ chưa có nhu cầu đổi. Oto thì muốn đổi một chiếc lớn hơn để chở thêm nhiều hàng. Kế hoạch là trong vòng 2 năm tới sẽ đổi. Khoản này cũng nạp thêm mỗi tháng. Tiền sẽ trích 5% trong 15% hưởng thụ vì nó mang lại cảm giác hưởng thụ cho tôi. Chắc chắn là phải bớt đi chơi, đi ăn, đi mua sắm lại rồi. Kế hoạch là trong vòng 2 năm sẽ dùng nên chia một nửa mua quỹ TCBF và một nửa gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. (UPDATE 2021: Hiện tại tiền tiết kiệm tôi cũng dùng để mua quỹ TCBF, xin lỗi các vị ngân hàng nghen).

TỔNG KẾT

Trên đây là danh mục tài sản của tôi. Tất cả chỉ mang tính tham khảo vì chúng ta sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau. Nền tảng kiến thức và tâm lý cũng khác nữa. Nếu mà con nhà đại gia thì cũng không cần phải đau đầu mà tính toán như thế này.

Tuy nhiên chúng ta có một điểm chung đó là thích nói chuyện về tiền. Tôi cũng không phải là người quy củ cho lắm, cũng có nhiều khi chi tiêu vô độ không tính toán – thuận não phải mà. Cho nên cứ tạm lấy tôi là mốc thấp nhất, tôi làm được thì bạn cũng làm được.

Cùng chiến đấu bạn nhé, tôi sẽ đồng hành.

Tiến lên nào!

Vàng tầm này mua hay không?

Tình hình giá kim loại quý của chúng ta thời điểm này đang diễn biến khá căng. Nhân tiện cũng có nhiều người hỏi tôi là thời điểm này có nên mua vàng vật chất không. Vậy nên tôi lại muốn chém gió vài dòng về giá vàng với bạn.

Không ai hiểu được giá vàng và tôi cũng không giả vờ là tôi hiểu nó.

Ben Bernanke – Cựu chủ tịch cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)

Uncle Ben của chúng ta đã nói như vậy nên tôi chỉ dám chém gió để thi thố khả năng tiên tri thôi. Thôi thì để cho cẩn thận, tôi sẽ chém theo hướng kịch bản vậy.

Quảng cáo

VÀNG KHÔNG DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Chắc chắn rồi, cụ Búp phê (Buffett) đã dạy thì mình phải nghe. Nghe xong có làm không thì lại là chuyện khác. Thực chất thì chúng ta nên coi vàng là một tài sản trú ẩn, nghĩa là khi tiền không dùng để đầu tư thì hãy cứ tạm mua vàng để giữ giá trị. Giá vàng tăng ở thời điểm này cũng phản ánh điều đó. Dịch covid, nền kinh tế đi xuống, FED cắt giảm lãi suất… đều là những lý do hợp lý để nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng. Từ đó đẩy giá vàng lên cao.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta bán hết của cải vật chất để mua vàng với hy vọng sẽ có một cú đổi đời. Đơn giản là “không có gì là mãi mãi”. Dịch bệnh rồi sẽ đến lúc hết, kinh tế rồi cũng sẽ phải phục hồi. Và khi những điều này xảy ra vàng sẽ rụng. Quay lại chuyện của bạn và tôi, chúng ta chỉ là những đứa bé chập chững bước vào ngôi trường tài chính đầy cạm bẫy. Vậy nên hãy cứ tin vào những con số, hãy cứ quản lý vốn như xưa nay chúng ta vẫn làm. Có trú ẩn đi nữa thì cũng chỉ dùng 5% thôi bạn nhé. Nhớ bài này chứ.

GIÁ VÀNG CÒN LÊN NỮA KHÔNG

Mua một hàng hóa với giá trị thấp, chắc chắn bạn muốn bán khi nó có giá cao hơn. Đấy là lý do các bạn hỏi tôi là giá vàng có lên nữa không để mua. Tôi sẽ khẳng định chắc nịch với bạn là “Tôi không biết”. Làm sao tôi biết được, nếu tôi biết nó lên thì chắc là tôi sẽ bán hết nhà cửa, xe cộ… để mua rồi. Ngược lại, nếu nó xuống tôi cũng sẽ kêu gọi cả dòng họ vào mà bán khống. Tuy nhiên tôi tin vào tâm lý của con người. Dù có bao nhiêu biến cố lịch sử xảy ra đi chăng nữa thì tôi tin là con người vẫn luôn không bao giờ thay đổi.

Trước khi nói về vàng, tôi sẽ nói về Bitcoin. Bạn nghe quen chứ, chắc chắn đến thời điểm này ai cũng đã nghe đến Bitcoin rồi. Bạn có nhớ Bitcoin tạo đỉnh gần 18.000$ vào năm 2017 không. Thời điểm đó Bitcoin nóng đến mức kể cả bà bán bún ngan gần nhà tôi cũng mua. Để rồi khi chạm đỉnh thì đồng tiền ảo của chúng ta tụt quần. Tụt như chưa bao giờ có một sự tăng giá nào. Cú tụt kéo theo bao nhà đầu tư phá sản, bao gia đình tan nát… Và cũng đồng thời cú tụt đó kéo biết bao trùm tài chính thời đại số trở thành triệu phú, tỷ phú.

Lý do ở đây là vì cá mập cần xả. Những tay sành sỏi về tài chính luôn hiểu rằng Bitcoin không tạo ra giá trị nào cả. Việc của họ là làm thế nào để những con gà tin vào điều ngược lại, để đẩy giá nó lên cao. Đó là lúc họ bán ra để thu lời. Nghe quen nhỉ, bạn cứ thử ngó vào mấy sòng bạc bịp xem, hình như cũng kịch bản đấy thì phải .Lúc đầu thì bạn vẫn cứ thắng, chỉ đến khi bạn đặt hết thì lúc đó tài sản của bạn mới bị luộc hết.

Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, hãy sợ hãi khi người khác tham lam.

Warren Buffett

Hãy sợ hãi bạn nhé. Khi những chú gà con không có kiến thức nhảy vào thị trường thì đó là dấu hiệu của TOANG. Khi mà ai ai cũng mua, không hiểu gì cũng mua. Từ nhà ra ngõ, từ già đến trẻ ai cũng mua. Đó là lúc tay to sẽ bán.

GÀ ĐI MUA VÀNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA

Sợ hãi và cảnh giác thì có rồi nhưng giờ ta phải làm gì nhỉ. Nếu nhìn vào biểu đồ vàng bạn sẽ thấy vàng hiện tại sắp lên đến đỉnh của năm 2011. Vậy thì có 2 khả năng có thể xảy ra.

  • Vàng sẽ lên đến đỉnh của 2011 rồi rụng, rụng một cú thật sâu.
  • Vàng sẽ vượt đỉnh 2011, lúc này tivi, báo chí, báo mạng… sẽ đồng loạt tấn công những con gà con. Nào là vàng vượt đỉnh cao kỷ lục, vàng quay trở lại thời kỳ hoàng kim, thời điểm vàng để…đầu tư vàng. Tin tức sẽ tràn ngập xã hội, tạo niềm tin cho cả bác xe ôm lẫn cô lao công về niềm tin muốn mua vàng. Phố Trần Nhân Tông sẽ đông như ngày Việt Nam thắng Seagames. Cả thế giới sẽ mua vàng. Để rồi cá mập sẽ xả, vàng sẽ sập một cú thần thánh. Lại một lần nữa, bao gia đình lại tan nát, chỉ có cá mập là mập lên.

Tất nhiên đây chỉ là nhận định của cá nhân tôi và không phải là lời khuyên đầu tư. Tôi chỉ muốn thử xem liệu cú đánh lịch sử của vàng lần này, tôi sẽ đúng bao nhiêu %. Nếu có thể đưa ra lời khuyên thì tôi mạn phép thế này:

  1. Nếu bạn đang sở hữu vàng vật chất thì có thể canh bán quanh hoặc thấp hơn khu vực đỉnh của năm 2011, tức là khoảng 1920$/oz.
  2. Nếu bạn muốn mua vàng vật chất thì hãy chờ một cú sập, rồi sau đó mua cũng chưa muộn.
  3. Nếu bạn giao dịch vàng trên sàn forex thì hãy lên kế hoạch cho một cú bán khống. Cú Sell này sẽ cho bạn lợi nhuận lớn và nhanh hơn rất nhiều so với Buy.

KIÊN NHẪN LÀ MỘT PHẨM CHẤT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Kiên nhẫn bạn nhé, 80% công việc chúng ta làm khi đầu tư chỉ là chờ đợi. Hãy chờ dấu hiệu của sự mất niềm tin của đám đông. Khi thế giới nhận ra “hình như giá vàng cao hơn giá trị của nó rồi thì phải”. Đó là lúc cú đánh lịch sử xuất hiện. Nhưng mà đừng hỏi tôi chờ đến bao giờ, tôi mà biết thì đâu có ngồi đây gõ phím bình thiên hạ lúc 2h sáng như thế này.

À nếu không đánh vàng thì ngồi xem cũng hay. Chúng ta chuẩn bị trải qua một dấu mốc lịch sử đấy. Sau này có chuyện mà kể lại cho con cháu.

Thế nhé, chúc bạn nhiều may mắn!

Kinh doanh, đầu tư, đầu cơ, khởi nghiệp

Kinh doanh, đầu tư, đầu cơ và khởi nghiệp. Mấy cái này nghe nó cứ lạ mà quen, cứ giống giống mà lại khác khác. Hình như tất cả đều có một điểm chung là để kiếm tiền. Vậy thì nó khác nhau ở điểm nào nhỉ? Làm rõ trong bài này nhé

Quảng cáo

KINH DOANH

Trước tiên, tôi không phải là một nhà kinh tế học nên chúng ta sẽ cố gắng đọc và hiểu theo cách bình dân vỉa hè thôi bạn nhé. Bắt đầu với Kinh doanh trước. Kinh doanh hay Business trong tiếng Anh nôm na là một hoạt động kinh tế liên quan đến việc sản xuất, phân phối hàng hoá hay các loại dịch vụ. Kinh doanh chủ yếu có 2 loại là offline và online.

Ví dụ bạn mở quán trà đá để bán kiếm lời thì đấy là một hoạt động kinh doanh offline. Nếu bạn mở một trang web và chỉ ship trà đá chứ không bán tại chỗ thì đấy là kinh doanh online. Bạn đun nước sôi rồi pha trà thì đó là sản xuất. Bán đến tay khách thì đấy là phân phối. Cái cậu ship trà đá lúc nãy thì làm dịch vụ giao hàng. Tạm hiểu như vậy.

ĐẦU TƯ

Đầu tư hay Investment là một hoạt động có mục đích sinh lời với hình thức mua một tài sản với giá trị thấp rồi bán ra sau một khoảng thời gian dài. Hoạt động đầu tư là một hoạt động đòi hỏi có kiến thức. Người đầu tư sẽ quan tâm đến giá trị và sự phát triển về lâu dài của tài sản mà mình mua.

Ví dụ, bà ngoại thấy quán trà đá của bạn kinh doanh khá ổn nên quyết định đưa tiền cho bạn để mở rộng từ 6 ghế lên 12 ghế. Trước khi đưa tiền thì bà ngoại bắt bạn chia lại 30% lợi nhuận bán được chẳng hạn. Vậy là bà ngoại đã nhìn thấy tiềm năng ở doanh nghiệp mini của bạn và đã quyết định ĐẦU TƯ tiền để bạn phát triển mạnh mẽ hơn. Nghe giống chứng khoán đấy chứ nhỉ.

Nó cũng có thể dưới dạng đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc cho một mô hình kinh doanh. Ví dụ, trong lúc bạn ngồi bán trà đá trước cổng trường thì phát hiện ra bọn trẻ con rất thích ăn mấy cái đồ kiểu như thịt xiên nướng. Thế là bạn quyết định ĐẦU TƯ một cái bếp than và một cái quạt để bán thêm thịt xiên cho chúng nó mỗi khi tan học. Bạn đã bỏ tiền mua công cụ, bỏ thời gian ướp thịt và bỏ công nướng thịt để bán quanh năm. Thế nên đây cũng là một hình thức đầu tư.

ĐẦU CƠ

Trái ngược với đầu tư. Đầu cơ hay Speculation là một hoạt động kiếm lời có tính thời điểm. Thường có rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng lớn. Các hoạt động đầu cơ thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

Một ví dụ của đầu cơ là việc ôm một đống khẩu trang mùa dịch vừa qua rồi đẩy giá lên cao để kiếm lời. Hoặc, bạn có bà dì ở quê, nhân dịp giá vải thiều xuống thấp thì đánh một xe tải 2.5 tấn về Bắc Giang mua rồi mang về Hà Nội bán giá cao hơn. Vì vải chỉ có mùa vụ nên bạn chỉ bán hết mùa là nghỉ. Chính vì vậy đây là hình thức ĐẦU CƠ.

KHỞI NGHIỆP

Khởi nghiệp theo ý tôi muốn nói không phải là khởi đầu một sự nghiệp mà là khởi nghiệp sáng tạo. Là cái start-up mà vô tuyến vẫn hay nói mấy năm vừa qua đấy. Đặc điểm của khởi nghiệp sáng tạo là thất bại đến 99% nhưng nếu thành công sẽ mang đến quả ngọt hơn bao giờ hết. Lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ x5, x10 hay thậm chí x hàng trăm hàng nghìn lần giá trị ban đầu. Những grab, uber, airbnb … chính là những ví dụ điển hình về khời nghiệp sáng tạo.

Lại quay lại với quán trà đá của chúng ta. Sau vài năm kinh doanh khá ổn với việc bán trà và thịt xiên nướng trước cổng trường tiểu học. Bạn có một ý tưởng đột phá là xuất khẩu văn hoá trà đá sang cả nước ngoài. Bạn tạo web, thuê sale, mô hình của bạn là không đun nước bán trực tiếp nữa mà sẽ tạo một app bán trà đá. Bất cứ ai muốn uống trà đá chỉ cần quẹt quẹt rồi sau đó ở bất cứ đâu trên thế giới sẽ có nhân viên đến pha trà châm thuốc cho bạn.

Từ Hà Nội đến London, từ Bắc Ninh đến New York, từ Hưng Yên đến Washington DC. Bạn thống trị ngành này, bạn đến Shark Tank và gọi được vốn 10 triệu đô cho 5% cổ phần. Và thế là bạn thành triệu phú với chỉ với 5 triệu Việt Nam đồng mở quán ngày đầu.

TỔNG KẾT

Tóm cái váy lại những câu chữ tếu táo của tôi ở trên cũng là để cho chúng ta có cách hiểu đúng về những công việc sản sinh ra tiền.

Hy vọng là qua bài này, ít nhất bạn cũng đừng dùng sai từ khi nói về những hoạt động kinh tế này nhé. Nếu ông nào bảo “đầu tư bất động sản” mà mua miếng đất rồi bán ngay sau 3 tháng thì bạn cứ mạnh dạn đứng lên mà cho hắn một bài giảng. Còn doanh nhân thành đạt nào rủ bạn góp vốn để “kinh doanh chứng khoán” thì bạn cứ thẳng tay. Đầu tiên là cái mặt bàn, sau đấy là cái mặt nó 😂

Bây giờ nhìn lại những khái niệm ở trên, bạn có thấy tôi cố tình sắp xếp nó theo độ khó tăng dần không? Độ khó thấp tương đương với lợi nhuận thấp nhưng an toàn và bền vững. Vậy nên hãy cứ bắt đầu với những gì an toàn và bền vững trước nhé.

Cuối cùng thì nếu có thể đưa ra một lời khuyên. Tôi khuyên bạn hãy luôn đầu tư cho bản thân mình trước, đầu tư cho trải nghiệm, cho kiến thức là khoản đầu tư không bao giờ thua lỗ.

Hôm nay tạm dừng ở đây, hôm tới sẽ đi vào chi tiết từng vấn đề. Chúc chúng ta thật nhiều may mắn.

Tiết kiệm tiền thế nào

Tiết kiệm tiền thì không giàu lên được nhưng chắc chắn phải làm vì nó sẽ giúp chúng ta không bị nghèo đi. Tiết kiệm bảo dễ thì dễ mà khó thì cũng khó. Tôi sẽ chia sẻ cách tiết kiệm của mình dưới đây.

Tiết kiệm thì phải gửi ngân hàng, chứ đừng cất ở nhà bạn nhé. Lãi suất ngân hàng dù nhỏ nhưng vẫn còn hơn nhiều là không có. Tôi thì cứ chọn kỳ hạn nào có lãi suất cao nhất để gửi, lúc được 6% lúc được 7% cũng không quan trọng lắm. Mỗi tháng gửi 5% thu nhập vào tài khoản tiết kiệm. Tính đến bây giờ cũng có một vài cái tài khoản tiết kiệm online.

Quảng cáo

LÃI KÉP

Nếu bạn chưa biết đến lãi kép thì Albert Einstein đã từng nói lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ví dụ bạn có 100.000.000 gửi ngân hàng với lãi suất 6%/năm thì sau 1 năm bạn sẽ có 106.000.000, nếu không rút lãi ra để tiếp tục đáo hạn thì sang năm thứ 2 sẽ có thêm 6% nữa là 112.360.000, năm thứ 3 là 119.101.600… Bạn rảnh thì bấm máy tính hoặc tạo excel để thấy con số đấy sẽ auto biến thành khổng lồ như thế nào sau từng năm nhé. Ngoài ra có 1 công thức tính khá hay để bạn tính nhanh ở dưới đây

CÔNG THỨC 72

Công thức 72 là một công thức dùng để tính lãi kép, bạn sẽ biết sau bao nhiêu năm thì số tiền gửi ban đầu của mình sẽ x2 nếu sử dụng lãi kép. Đơn giản bạn lấy 72 chia cho số lãi suất sẽ ra số năm. Ví dụ bạn gửi 100 triệu với lãi 6%/năm thì sau 12 năm (72/6) bạn sẽ có 200 triệu, gửi với lãi 8% thì chỉ cần 9 năm (72/8) bạn sẽ có 200 triệu… Rình rình lúc gần tết ngân hàng huy động tiền có khi gửi được lãi suất cao thì số năm để x2 tài khoản sẽ giảm xuống. Số tiền lớn thế nào bạn cũng đã biết rồi đấy, giờ chỉ có cam kết với bản thân là không rút tiền sớm thôi.

TÀI KHOẢN TRIỆU ĐÔ

Bạn còn nhớ bài này chứ, ở bài đó tôi chia ra thu nhập của mình 5% cho tài khoản dự phòng và 5% cho tài khoản tiết kiệm. Tài khoản dự phòng cũng gửi ngân hàng vậy thì nó khác tài khoản tiết kiệm ở chỗ nào.

Tài khoản dự phòng với đúng cái tên của nó là để dự phòng khi có rủi ro xảy ra, tôi sẽ rút tiền ở đây để sử dụng. Tài khoản này lập ra không phải với mục đích lấy lãi suất cao nên tôi thường gửi nó với kỳ hạn ngắn 6 tháng – 1 năm và tôi chấp nhận lãi suất thấp để có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Tài khoản tiết kiệm thì khác, tôi đặt tên nó là “Tài khoản triệu đô”, lý do của nó thì từ đây Tóm lại tài khoản này sẽ giúp tôi trở thành người giàu – trở thành triệu phú. Bạn có thể gọi nó bằng bất cứ cái tên nào thú vị, ví dụ Tài khoản Ironman, Tài khoản thần long đại hiệp hay Tài khoản bánh bao xá xíu… Bất kể là thu nhập từ nguồn nào tôi cũng đều đặn trích 5% để gửi vào đây và chọn kỳ hạn có lãi suất cao nhất. Tôi tự cam kết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không rút ra, luôn chọn phương án lãi nhập gốc để hưởng lãi kép. Nhìn vào số dư của tài khoản này là bạn biết mình còn thiếu bao nhiêu để thành người giàu đấy.

LUÔN TỐI ƯU HÓA TIỀN CỦA MÌNH

Còn một cách nữa cũng giúp tiền của bạn được tối ưu hóa, đó là gửi tiết kiệm cả với những khoản chi định kỳ. Ví dụ, bạn phải trả 5 triệu tiền thuê nhà một tháng nhưng sẽ đóng 3 tháng một lần. Vậy thì hãy gửi 15 triệu tiền thuê nhà vào tài khoản tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng chứ đừng chờ đến hạn đóng tiền nhà mới xoay 15 triệu để đóng. Cách làm này thực chất không nhằm mục đích tạo thêm tiền vì số tiền gửi kỳ hạn ngắn sẽ không có lãi suất nhiều lắm. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn rèn luyện được thói quen kỷ luật để quản lý dòng tiền của mình và còn sẽ giúp bạn không tiêu vào số tiền mình dự chi.

TIẾT KIỆM TIỀN THỤ ĐỘNG

Nếu cách tiết kiệm chi tiêu đối với bạn khó quá thì tôi sẽ chia sẻ một mẹo tiết kiệm tiền mà theo tôi là dễ nhất thế giới. Tôi gọi nó là cách tiết kiệm thụ động và đã thực hành nó được 3 năm nay. Không nỗ lực – không cố gắng nhưng mỗi tháng số tiền tiết kiệm được có thể làm bạn ngạc nhiên đấy.

Cách thức như sau, mỗi khi có tiền lẻ lập tức tiết kiệm ngay. Bạn có thấy là thói quen của mọi người là tiêu tiền lẻ trước cho gọn rồi mới tiêu đến tiền lớn phải không? Tôi thì khuyên bạn hãy làm điều ngược lại. Nếu bạn có tiền lẻ hãy cất ngay đi, và chỉ tiêu tiền lớn thôi. Với tôi thì tiền lẻ là những mệnh giá 1.000, 2.000, 3.000, 5.000 và 10.000đ. Các bạn có thể tự quy định với mình thì bao nhiêu là tiền lẻ, kể cả 20.000 hay 50.000 nếu bạn muốn. Vậy là mỗi lần uống trà đá tôi thường trả bằng tờ 20.000đ và chắc chắn có 17.000đ tiền tiết kiệm. Tương tự mỗi lần gửi xe tôi tiết kiệm được 15.000đ.

Đây là cách tiết kiệm mà tôi gọi là thụ động. Thoạt nghe thì có thể thấy là nhỏ nhưng chỉ với những hoạt động hàng ngày như uống trà đá và gửi xe mà mỗi tháng tôi có thể tiết kiệm được tiền triệu với không một chút nỗ lực nào.

Ngoài ra hãy tự quy định một ngày trong tuần không được tiêu bất cứ một khoản tiền nào. Tất nhiên những khoản như tiền vé xe, sửa xe hỏng dọc đường… thì có thể được chấp nhận. Với tôi đó là ngày thứ 3, tôi sẽ không tiêu gì vào thứ 3 cả. Riêng thứ 3 thì mang đồ ăn đi làm và tất nhiên tôi từ bỏ niềm đam mê trà đá của mình vào ngày này. Thường thường sau khoảng 3 tháng tôi sẽ tổng kết và mang gửi vào tài khoản Thần long đại hiệp của mình. Lại một lần nữa, đây là một việc làm giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật. Hãy thử xem mình giữ được kỷ luật trong bao lâu nhé.

Số tiền tôi tiết kiệm 2 tháng vừa rồi, không bạn lại bảo chém.

TỔNG KẾT

Tổng kết lại những vấn đề chính của hôm nay:

  1. Luôn lựa chọn lãi nhập gốc khi gửi ngân hàng để hưởng lãi kép.
  2. Luôn tối ưu hóa tiền của mình đối với cả những khoản chi định kỳ.
  3. Hãy sử dụng cách tiết kiệm tiền thụ động.

Bài hôm nay dừng ở đây, hôm sau sẽ đến với việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm.