Chứng khoán 101(P.3) – Thị trường chứng khoán

Bài trước: Chứng khoán 101(P.2) – Những loại hình đầu tư

Tiếp tục series Chứng khoán 101, sau khi đã lựa chọn thị trường chứng khoán để phù hợp với người mới. Phần 3 này tôi sẽ trình bày sâu hơn. Cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quảng cáo

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi những loại chứng khoán khác nhau. Có thể hiểu đơn giản thị trường chứng khoán giống như một cái chợ. Bạn có thể đến đó trao đổi các loại chứng khoán với nhà nước, các doanh nghiệp hoặc với những nhà đầu tư khác giống như bạn.

Đấy là nói đơn giản, còn sâu hơn một chút thì bạn phải hiểu về các đối tượng tham gia trong thị trường đã. Chúng ta có:

  • Ủy ban chứng khoán nhà nước
  • Sở giao dịch chứng khoán
  • Công ty chứng khoán
  • Công ty niêm yết
  • Nhà đầu tư

ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Ủy ban chứng khoán nhà nước thì chỉ có 1 thôi, coi như là ông chủ của cái chợ đấy đi. Đại khái là vị này sẽ quản lý và giảm sát tất cả những hoạt động diễn ra trong cái chợ đó. Boss đấy. Bạn nào bán hàng rởm hàng fake hay có ý định gian lận gì đó là ông này xử lý ngay.

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Sau ông boss là đến Sở giao dịch chứng khoán hay mọi người vẫn gọi dân dã là Sàn đấy. Vẫn là cái chợ, nhưng trong cái chợ đấy có mấy tòa nhà, để bạn đến đấy và mua bán ấy mà. Mỗi tòa nhà đấy là một sở giao dịch chứng khoán. Ở Việt Nam thì có 3 cái tên bạn cần nhớ thôi. Một là HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và UPCOM (Sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết). Trong đó thì UPCOM được tổ chức ở trong HNX.

Nếu cần mua bán thì bạn phải mua bán ở 1 trong 3 cái tòa nhà đấy (tất nhiên là có thể làm online được). Tuy nhiên hàng hóa trong mỗi nơi sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Loại cao cấp nhất thì hay có ở HOSE, sau đó là HNX và cuối cùng là UPCOM. Chưa cần băn khoăn lắm đâu, tôi vẫn giao dịch ở trên cả 3 sàn chỉ với 1 tài khoản.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Tiếp theo chúng ta đến với các gian hàng bên trong, chính là những Công ty chứng khoán. Để thực sự mua bán hàng hóa thì bạn phải đăng ký tài khoản ở 1 trong những công ty này. Kiểu như làm thẻ membership đấy. Bạn chỉ cần vào một gian hàng bất kỳ thôi là mua hàng hóa ở tòa nhà nào cũng được. Có tài khoản rồi thì bạn có thể mua bán, tất nhiên phải trả một chút phí giao dịch cho mấy ông chủ gian hàng. (Xem ông nào thu ít phí nhất ở đây nhé).

CÔNG TY NIÊM YẾT

Tiếp nữa, chúng ta đến chợ để mua bán hàng hóa. Và các công ty niêm yết là những thương hiệu hàng hóa. Tuy nhiên những thương hiệu này không chỉ có mỗi cổ phiếu. Ngoài ra họ còn những dòng sản phẩm như trái phiếu, chứng quyền, chứng chỉ quỹ…

NHÀ ĐẦU TƯ

Cuối cùng là nhà đầu tư, chính là chúng ta. Hình dung một buổi shopping của chúng ta sẽ thế này. Sáng ra bạn đến chợ, vào gian hàng mình đã có thẻ member. Sau đó dạo quanh thị trường một chút và mua một số hàng hóa bạn thích với kỳ vọng sẽ có lợi sau này. Một thời gian sau, nếu muốn bán thì bảo với ông chủ quầy một tiếng. Bạn ký gửi hàng của mình ở đấy, bán xong rồi thì ổng lấy một tí %. Bạn cầm tiền về đi ăn đi chơi hoặc hôm sau lại đi nhập hàng tiếp.

NHỮNG CHỈ SỐ TIÊU BIỂU

Chỉ số là một phương tiện để đánh giá sức mạnh của thị trường. Chỉ số nổi tiếng nhất là là VN Index, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, chỉ số VNI có thể phần nào cho thấy tình hình kinh tế chung của Việt Nam. Tuy nhiên không có nghĩa là chỉ số VNI tăng/giảm thì tất cả cổ phiếu trong đó đều có xu hướng tương tự. Vẫn sẽ có những trường hợp một số cổ phiếu đi ngược hướng với thị trường.

Ngoài ra, chúng ta còn có các chỉ số như HNX Index đại diện cho tất cả cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX. UPCOM Index là tất cả cổ phiếu trên sàn UPCOM. Hay một số chỉ số đặc biệt khác được những quỹ đầu tư ETF sử dụng. (Xem thêm Lựa chọn quỹ đầu tư).

TỔNG KẾT

Hết phần 3 ở đây, hy vọng bạn đã hiểu về cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán. Phần 4 sẽ là các loại hàng hóa chúng ta có thể mua bán trong chợ nhé.

Hướng dẫn lập danh mục đầu tư chứng khoán

Lý thuyết đã nhiều rồi, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải chiến đấu thật. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để tính toán và xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với bản thân. Cùng bắt đầu thôi.

Quảng cáo

NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN

Đầu tiên, những thông số cơ bản để xây dựng nên một danh mục đầu tư cho cá nhân bao gồm tuổi bạn, số tiền đầu tư ban đầu, số tiền đầu tư định kỳ, khẩu vị rủi ronợ nần (nếu có). Nhưng phải chú ý một chút trước khi tiếp tục là nếu bạn vẫn đang mắc nợ thì hãy tìm cách trả nợ hết rồi sau đó mới tính đến chuyện đầu tư nhé.

Còn nếu bạn hiện đang thoải mái không có gánh nặng gì thì hãy lập một bảng như dưới đây:

TuổiĐầu tư ban đầuĐầu tư định kỳKhẩu vị rủi ro
3520.000.000 VNĐ10.000.000 VNĐ75

Trên đây tôi lấy ví dụ bạn 35 tuổi, có số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư ngay là 20 triệu. Đồng thời bạn có thể đầu tư định kỳ hàng tháng là 10 triệu và điểm khẩu vị rủi ro tương đối cao ở mức 75 điểm. Bạn hãy tự sửa thông số của mình vào bảng nhé. Phần này để đấy coi như xong.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU

Dựa trên mối liên hệ mang tính biểu tượng giữa cổ phiếu và trái phiếu. Chúng ta tạm lấy thị trường Mỹ làm đối tượng tham khảo dựa trên độ lớn và thời gian hoạt động. Bạn có thể nhìn vào biểu đồ phía dưới:

Trên biểu đồ đường màu cam đại diện cho quỹ SPY – quỹ ETF lâu đời và nổi tiếng nhất của Mỹ. Quỹ SPY mô phỏng theo chỉ số của 500 công ty có giá trị lớn nhất trên thị trường Mỹ. Còn đường màu xanh đại diện cho quỹ TLT – quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số trái phiếu trên 20 năm của bộ tài chính Mỹ. Có thể thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến nay (tôi không tìm được nguồn tra cứu từ trước 2002), cả SPY và TLT đều có xu hướng đi lên. Tuy nhiên, tại một số thời điểm SPY và TLT có hành vi đi ngược chiều nhau. Cụ thể là ở những điểm tôi đánh dấu bằng dấu X màu trắng.

Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến thời điểm 2011. Cứ khi nào TLT đi lên thì SPY đi xuống và ngược lại. Tạm nói nôm na là cứ khi nào trái phiếu đi lên thì cổ phiếu đi xuống và ngược lại. Điều này có thể lý giải tương đối bằng phân tích cơ bản.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, thị trường có xu hướng đi xuống, dẫn đến các công ty làm ăn không hiệu quả. Từ đó, nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi thị trường mạo hiểm như cổ phiếu để chuyển tiền vào thị trường an toàn hơn là trái phiếu. Để rồi sau đó khi thị trường phục hồi trở lại, họ lại rút tiền khỏi thị trường an toàn để quay lại đầu tư vào thị trường mạo hiểm nhưng lợi nhuận cao hơn.

Với niềm tin vào hành vi này, tôi khuyến khích bạn giữ danh mục đầu tư của mình bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Làm như vậy, ta có thể đảm bảo được lợi nhuận của mình lúc nào cũng được tối ưu bất chấp xu hướng hiện tại của thị trường có xấu.

Và xin được hân hạnh bắt đầu với phép tính đầu tiên.

TỶ LỆ GIỮA CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU

Ta cứ tạm giả định, thực ra chúng ta đều mong muốn một điều là tài sản của chúng ta sẽ càng ngày càng gia tăng. Như vậy, tất yếu là tuổi càng trẻ thì tài sản càng ít. Vậy chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận cao. Vì đơn giản thôi, khi còn trẻ ta có thời gian và sức khỏe để có thể bắt đầu lại. Mặt khác, thời gian và cơ hội sẽ giảm đi khi chúng ta nhiều tuổi hơn. Vì vậy việc ưu tiên trong giai đoạn sau của cuộc đời là bảo vệ tài sản của mình.

Giả sử tuổi của bạn là 35, tôi khuyến nghị bạn dành 35% danh mục của mình cho trái phiếu và 65% còn lại dành cho cổ phiếu. Tỷ lệ này sẽ thay đổi hàng năm. Ví dụ năm bạn 36 tuổi thì tỷ lệ là 36% cho trái phiếu và 64% cho cổ phiếu… Tóm lại tuổi càng trẻ thì càng nhiều % cho cổ phiếu, càng già thì càng nhiều % cho trái phiếu. Cứ tính đơn giản như vậy, năm bạn 65 tuổi thì tỷ lệ trái phiếu của bạn lúc này sẽ là 65% và chỉ còn 35% cho cổ phiếu thôi. Nếu mà sống được đến 100 tuổi thì danh mục 100% trái phiếu hết nhé, nếu thất bại thì không còn nhiều cơ hội làm lại đâu. 😛

CỔ PHIẾU AN TOÀN VÀ CỔ PHIẾU MẠO HIỂM

Chúng ta đến với phép toán thứ hai, đó là tỷ lệ giữa cổ phiếu an toàn và cổ phiếu mạo hiểm. Bạn còn nhớ khẩu vị rủi ro của mình chứ. Nếu mà chưa biết thì đọc lại bài này nhé. Tạm giả sử bạn có khẩu vị rủi ro khá cao là 75 điểm và số tiền đầu tư ban đầu là 20 triệu. Như vậy chúng ta có:

  • 35% của 20 triệu là 7.000.000VNĐ cho trái phiếu
  • 65% của 20 triệu là 13.000.000VNĐ cho cổ phiếu

Đến đoạn này yếu tố khẩu vị rủi ro phát huy tác dụng. Nếu điểm rủi ro của bạn là 75 thì chứng tỏ gu của bạn khá mặn. Bạn sẵn sàng chấp nhận mất để được nhiều hơn. Do đó, trong khoản tiền đầu tư cổ phiếu thì tỷ lệ giữa cổ phiếu an toàn và mạo hiểm sẽ là:

  • 75% của 13 triệu là 9.750.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 25% của 13 triệu là 3.250.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Như vậy, với số tiền ban đầu là 20 triệu, bạn nên đầu tư

  • 7.000.000VNĐ cho trái phiếu
  • 9.750.000đ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 3.250.000đ cho cổ phiếu an toàn.

Và hàng tháng với 10 triệu đầu tư thêm cũng theo tỷ lệ như trên, bạn sẽ dùng

  • 3.500.000VNĐ cho trái phiếu
  • 4.875.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 1.625.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Đến đây tạm nghỉ một chút để tự tính toán trường hợp của mình ra thông số cụ thể rồi hãy đọc tiếp nhé.

Thử làm một bài tập nhỏ để kiểm tra xem mình đã hiểu cách tính chưa. Bạn thử xây dựng danh mục của người trong bảng dưới đây xem nhé:

TuổiĐầu tư ban đầuĐầu tư định kỳKhẩu vị rủi ro
2110.000.000 VNĐ5.000.000 VNĐ22
< Click để xem đáp án >
  • Tuổi 21, suy ra danh mục 21% là trái phiếu, 79% là cổ phiếu
  • Đầu tư ban đầu 10 triệu, suy ra 2.100.000 VNĐ cho trái phiếu và 7.900.000VNĐ cho cổ phiếu
  • Khẩu vị rủi ro là 22, suy ra 22% cổ phiếu là mạo hiểm, 78% cổ phiếu là an toàn. Tương đương 1.738.000VNĐ mạo hiểm và 6.162.000VNĐ an toàn
  • Đầu tư hàng tháng 1.050.000VNĐ cho trái phiếu, 869.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm, 3.081.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Nếu bạn đã tính đúng thì đã hiểu cách tính rồi đấy, nếu chưa thì hãy đọc và làm lại. Nếu còn chưa rõ ở phần nào thì hãy hỏi tôi nhé. Chúng ta sẽ đi đến phần tiếp theo.

*Lưu ý: Càng ngày khẩu vị rủi ro của bạn sẽ càng có xu hướng tăng lên. Vì lúc này theo thời gian tồn tại trên thị trường, kiến thức và bản lĩnh đầu tư của bạn ngày một phát triển. Vậy để đảm bảo danh mục theo sát thực tế của cá nhân. Bạn nên test lại khẩu vị rủi ro của mình mỗi 3 tháng một lần.

ĐẶT LỆNH ĐẦU TƯ

Sau khi đã có tỷ lệ phân bổ các danh mục của mình. Chúng ta cần giữ kỷ luật và duy trì kế hoạch đầu tư định kỳ và dài hạn. Trước tiên, bạn cần xác định một ngày cố định hàng tháng để đặt lệnh đầu tư. Với tôi đó là ngày mùng 5 đầu tháng.

Trước tiên với trái phiếu, hiện nay trên thị trường có 2 loại hình đầu tư là trái phiếu doanh nghiệp và quỹ mở trái phiếu. Vẫn lấy ví dụ bạn là người 35 tuổi ở phía trên. Sau khi đã đầu tư ban đầu với số vốn 20 triệu theo tỷ lệ rồi. Việc bạn làm vào ngày mùng 5 hàng tháng sau đó là dùng 3.500.000VNĐ để mua trái phiếu.

Đầu tiên hãy mở phần trái phiếu doanh nghiệp ra kiểm tra xem hiện tại có trái phiếu nào trả trái tức lớn hơn hoặc bằng 8% một năm không. Nếu có bạn có thể đặt mua luôn hết 3.500.000VNĐ. Nếu không có trái phiếu nào ngon miệng, hãy dùng 3.500.000VNĐ để mua quỹ TCBF. Lý do là dựa trên hiệu quả hoạt động, quỹ TCBF luôn cho lãi suất từ 8% một năm trở lên. Vì vậy nếu không có trái phiếu lẻ nào hơn 8% thì ta cứ chọn TCBF mà múc. Bạn có thể xem hướng dẫn ở video bên dưới.

Tiếp theo, với 6.500.000VNĐ đầu tư cho cổ phiếu. Bạn sẽ dùng 4.875.000VNĐ để mua cổ phiếu mạo hiểm và 1.625.000VNĐ để mua cổ phiếu an toàn. Với cổ phiếu an toàn, tôi đã chia sẻ trong bài Lựa chọn quỹ đầu tư. Bạn chỉ việc chia đều tiền ra để mua cả 5 quỹ. Tuy nhiên, hiện nay UBCK nhà nước đã thay đổi việc đặt lệnh tối thiểu là 100 cổ phiếu. Nên nếu bạn không đủ tiền để mua hết cả 5 mã thì mua ít hơn cũng được. Tháng này mua mã này rồi thì tháng sau mua mã khác. Cứ mua đến khi đủ 5 mã thì lại quay vòng mua lại từ đầu.

Tiếp theo, số tiền 4.875.000VNĐ sẽ dùng để mua cổ phiếu mạo hiểm. Những mã mạo hiểm này tôi sẽ cung cấp vào hàng tuàn trong nhóm kín, bạn có thể gửi tin nhắn riêng cho tôi để tham gia. Tôi lựa chọn những cổ phiếu mạo hiểm này dựa trên phương pháp Magic Formula của Joel Greenblatt. Phần này khá chi tiết, tôi sẽ thực hiện một bài riêng trong thời gian sớm nhất. Nhắc lại là nếu bạn không đủ tiền mua hết tất cả các mã thì mua ít hơn cũng không sao cả. Tháng sau ta lại mua mã khác. Hướng dẫn đặt lệnh cổ phiếu bạn có thể xem ở video dưới:

NHỮNG LƯU Ý KHÁC

Chính vì tương quan giữa độ tuổi và tỷ lệ danh mục đầu tư. Tôi đã đang và luôn khuyến khích bạn hãy đầu tư sớm nhất khi có thể nhất là khi bạn còn trẻ. Vì cơ hội đạt được lợi nhuận là vượt trội hơn rất nhiều so với rủi ro.

Thêm nữa, tôi có niềm tin rằng chúng ta đã đến thời điểm được gọi là thế kỷ của Châu Á. Thậm chí có thể coi như thế kỷ của Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự phát triền đáng ngưỡng mộ. Bằng chứng là rất nhiều tập đoàn tài chính lớn đã chuyển dịch từ những nền kinh tế lâu đời như Mỹ và Châu Âu để dành một phần lớn danh mục cho thị trường Việt Nam.

Luận điểm thứ ba là, nếu theo chu kỳ khoảng 10 năm của nền kinh tế. Nếu lấy mốc năm 2008 – cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta đã có cuộc khủng hoảng tiếp theo vào năm 2020. Như vậy có thể lạc quan mà nói rằng năm 2021 có thể sẽ là năm đầu tiên của làn sóng tăng trưởng trở lại. Tôi tin rằng không thời điểm nào tốt hơn để đầu tư hơn là năm nay. Rất hy vọng thời điểm này sẽ là lúc chúng ta có thể nói “thời tới cản không kịp”.

Cuối cùng tôi xin nhắc lại quan điểm đầu tư của mình. Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực mạo hiểm đòi hỏi sự kiên nhẫn, tâm lý cũng như kỷ luật. Vì vậy xin trích dẫn lại lời của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett:

Nếu bạn không sẵn sàng để sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm, thì đừng nghĩ về việc sở hữu nó trong 10 phút.

Vậy nên hãy tin tưởng và giữ vững lập trường đầu tư của mình. Luôn đảm bảo quản lý vốn chắc chắn và quản lý danh mục thật kỷ luật.

Cuối cùng xin chúc bạn và tôi thật nhiều may mắn và hẹn bạn ở những nội dung tiếp theo.

Hướng dẫn lấy hoa hồng khi đầu tư TCBS

  • UPDATE 15/01: Thêm 5 mã hoa hồng mới

TCBS cho phép nhà đầu tư điền mã giới thiệu của người khác khi đặt lệnh để lấy hoa hồng. Điểm đặc biệt là khi bạn điền mã của người khác thì cả bạn và người kia đều nhận được số tiền hoa hồng như nhau. Cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều nhận được 0.1% giá trị giao dịch và miễn 100 triệu phí giao dịch cổ phiếu cho dù cả hai người không quen biết nhau.

Quảng cáo

Chính vì vậy bắt đầu từ nay Em Chã sẽ cung cấp mã giới thiệu của mọi người trong group. Mỗi khi bạn đặt lệnh thì chỉ cần nhập 1 mã giới thiệu bất kỳ là cả 2 đều nhận được hoa hồng. Tất nhiên để đảm bảo quyền riêng tư, Em Chã sẽ không công bố mã giới thiệu nếu chưa được bạn cho phép. Vì thế bất cứ ai có nhu cầu chia sẻ mã giới thiệu của mình thì hãy nhắn tin cho tôi. Tôi sẽ cập nhật mã của bạn ngay nhé. Nếu bạn chưa biết thì mã giới thiệu của bạn chính là số tài khoản của bạn.

Trước mắt tôi sẽ cung cấp những mã giới thiệu dưới đây:

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 18/11/20) <Click để mở ra>

105C895282

105C625678

105C815251

105C184532

105C160983

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 24/11/20) <Click để mở ra>

105C380325

105C334676

105C759065

105C463909

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 20/12/20) <Click để mở ra>

105C083137

105C842008

105C647996

105C723271

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 15/01/21) <Click để mở ra>

105C840982

105C197070

105C175858

105C217954

105C223985

105C251310

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 17/02/21) <Click để mở ra>

105C656984

105C932689

105C752525

105C573787

105C135308

105C688846

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 28/02/21) <Click để mở ra>

105C882864

105C044716

105C802846

105C521093

105C180419

105C673151

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 03/03/21) <Click để mở ra>

105C603556

105C013171

105C886995

105C362688

105C626939

MÃ GIỚI THIỆU (UPDATE 11/03/21) <Click để mở ra>

105C580520

105C613295

105C910033

105C622415

105C340897

105C716518

LƯU Ý

Với mỗi mã bạn chỉ có thể nhập 3 lần. 1 cho giao dịch Cổ Phiếu, 1 cho Trái Phiếu và 1 cho Chứng Chỉ Quỹ nên bạn hãy tự lưu lại những mã đã nhập để theo dõi. Nếu nhập trùng sẽ không nhận được hoa hồng đâu. Nếu bạn lười thì điền email của bạn xuống phía dưới, tôi sẽ gửi cho bạn file để theo dõi cho dễ nhé.

Bạn hãy thử và cho tôi biết kết quả nhé 😘 Nếu bạn chưa có tài khoản TCBS thì mở ở đây nhé. Bạn có thể tham khảo thêm hai bài viết này về TCBS:

  1. Hướng dẫn đầu tư với Techcombank
  2. TCBS có phải là lựa chọn hoàn hảo ?

Nếu có thắc mắc gì thì hãy đăng bài hỏi ở trong group này nhé. Chúc bạn thành công !

Danh mục tài sản của tôi

Bài này tôi sẽ chia sẻ về danh mục đầu tư của mình. Có thể có tranh cãi về việc đâu là tài sản, đâu là tiêu sản nhưng nó thực sự không quá nghiêm trọng. Đối với tôi thì cái gì sản sinh được ra giá trị thì nó có thể được coi là tài sản. Cho bạn nào chưa phân biệt được thế nào là tài sản và tiêu sản thì chỉ cần đọc bộ này là thông ngay. Đây có thể được coi là bộ sách vỡ lòng về tiền.

Quảng cáo

Trước tiên thì tôi chỉ viết bài này với tính chất chia sẻ chứ không phải là lời khuyên đầu tư. Muốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào phải luôn luôn nhớ quy tắc quản lý tài chính cá nhân của mình. Nếu gặp khó khăn thì bạn cứ mạnh dạn hỏi, tôi luôn trả lời.

Danh mục tài sản của tôi

TÀI KHOẢN DỰ PHÒNG

Tính đến thời điểm hiện tại, tài khoản này cover được khoảng 8 tháng sinh hoạt phí của tôi. Tài khoản này chiếm 2.1% tổng tài sản của tôi. Tài khoản này hiện đang giữ ở Techcombank và Finhay. Ở Tech thì một nửa gửi kỳ hạn 6 tháng lãi nhập gốc, một nửa mua quỹ TCFF. Ở Finhay thì gửi tiết kiệm bình thường, lãi được tính theo ngày giống TCFF nên rút bất cứ lúc nào cũng được. Mặc dù tài khoản này chỉ cần cover đủ 6-12 tháng sinh hoạt phí nhưng bạn cứ nạp thêm 5% thu nhập hàng tháng. Tiền càng nhiều càng đỡ rủi ro nhiều. (UPDATE 2021: Hiện tại tôi đã rút hết tiền ở Finhay chuyển sang TCBS, vì thích thôi chứ không có gì nghiêm trọng đâu).

TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM

Tôi chia thành 3 phần gửi ở Techcombank, MB bank và Finhay. Luôn luôn chọn lãi nhập gốc, Hàng tháng vẫn đều đặn gửi thêm 5% thu nhập. Tổng số này chiếm 9.2% tổng tài sản. (UPDATE 2021: Again, đã rút hết tiền ở Finhay và MB rồi).

TÀI KHOẢN BẢO HIỂM

Tôi cũng có 3 hợp đồng ở 3 công ty khác nhau. Một ở FWD, một ở Generali và một ở Daiichi. Tổng 3 hợp đồng này chiếm 6.6% tài sản. Tất nhiên là hàng tháng tôi vẫn để dành thêm 5% thu nhập, bao giờ đủ một hợp đồng thì lại mua tiếp. Lần này sẽ chọn 1 công ty khác để trải nghiệm.

TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ AN TOÀN

Tôi có 3 tài khoản đầu tư an toàn. Khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank với lãi khoảng 8.5-9.4%/năm. Một khoản mua quỹ TCBF cũng của Tech. Khoản cuối thì chia ra mua 3 danh mục Rùa, Sao La, Trâu nước của Finhay. Tổng cả 3 khoản chiếm 9.2% tài sản. Hàng tháng vẫn nạp thêm 10% thu nhập để chia vào các tài khoản này. (UPDATE 2021: Tiền ở Finhay đã rút hết ra mua các quỹ ETF ở ABS).

TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Hiện tại tôi có 2 kênh đầu tư mạo hiểm. Một dành cho Forex, một dành cho Crypto. Tất nhiên nó là đầu tư mạo hiểm nên cả 2 kênh chỉ chiếm 1.8% tài sản thôi. Sắp tới sẽ quay lại với kênh cổ phiếu, có lẽ chỉ thêm 2% nữa thôi. Đầu tư mạo hiểm thì phải xác định tâm lý thoải mái trước. Tức là được thì trời cho mà mất thì là trò chơi. Nếu có nạp thêm thì mỗi tháng cũng chỉ không quá 10% thu nhập. (UPDATE 2021: Tôi đã quay lại với cổ phiếu sau 3 năm dỗi thị trường nghỉ chơi).

BẤT ĐỘNG SẢN

Phần gây tranh cãi ở đây. Có người thì cho rằng nhà là tiêu sản vì nó không sản sinh ra tiền. Nhưng với tôi nó là tài sản vì nó giúp tôi sản sinh ra sức lao động. Mà sức lao động thì có thể sản sinh ra tiền. Tuy đã mua nhà nhưng tôi cũng không khuyên các bạn trẻ nên mua nhà từ sớm. Nếu được lựa chọn lại thì tôi sẽ lựa chọn thời điểm mua là bây giờ chứ không phải là năm đó. Chắc chắn là nó chiếm tỷ trọng lớn nhất rồi, nó chiếm 52.6% tài sản của tôi. Ở thời điểm này tôi chưa có ý định đầu tư thêm cho khoản này nên có lẽ nó vẫn sẽ giữ nguyên tỷ trọng trong một thời gian dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Phần này còn gây tranh cãi hơn nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ xe cộ thì làm sao mà là tài sản được. Nhưng với đặc thù công việc của mình thì chiếc oto giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền vận chuyển hàng hoá. Tiền sửa chữa bảo dưỡng vẫn rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê người khác vận chuyển.

Còn với đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực tôi sinh sống thì chiếc xe máy đẹp giúp tôi dễ hơn trong công việc giao dịch với khách hàng. Nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Tôi cũng không ưa cái cung cách trọng vẻ bề ngoài này lắm nhưng biết sao được. Phải thuận theo sóng lớn thôi. Nếu có cơ duyên chuyển đến vùng khác sinh sống thì có lẽ tôi sẽ cắt giảm được khoản này. Khoản này đang chiếm 18.4% tài sản

À nhưng mà thực ra thì tôi cũng mê xe nên cứ tạm thuyết phục bản thân mình như thế. Xe máy hiện giờ chưa có nhu cầu đổi. Oto thì muốn đổi một chiếc lớn hơn để chở thêm nhiều hàng. Kế hoạch là trong vòng 2 năm tới sẽ đổi. Khoản này cũng nạp thêm mỗi tháng. Tiền sẽ trích 5% trong 15% hưởng thụ vì nó mang lại cảm giác hưởng thụ cho tôi. Chắc chắn là phải bớt đi chơi, đi ăn, đi mua sắm lại rồi. Kế hoạch là trong vòng 2 năm sẽ dùng nên chia một nửa mua quỹ TCBF và một nửa gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. (UPDATE 2021: Hiện tại tiền tiết kiệm tôi cũng dùng để mua quỹ TCBF, xin lỗi các vị ngân hàng nghen).

TỔNG KẾT

Trên đây là danh mục tài sản của tôi. Tất cả chỉ mang tính tham khảo vì chúng ta sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau. Nền tảng kiến thức và tâm lý cũng khác nữa. Nếu mà con nhà đại gia thì cũng không cần phải đau đầu mà tính toán như thế này.

Tuy nhiên chúng ta có một điểm chung đó là thích nói chuyện về tiền. Tôi cũng không phải là người quy củ cho lắm, cũng có nhiều khi chi tiêu vô độ không tính toán – thuận não phải mà. Cho nên cứ tạm lấy tôi là mốc thấp nhất, tôi làm được thì bạn cũng làm được.

Cùng chiến đấu bạn nhé, tôi sẽ đồng hành.

Tiến lên nào!