Kết quả danh mục đầu tư từng năm

Dưới đây là kết quả danh mục đầu tư tôi khuyến nghị trong nhóm riêng. Danh mục sẽ được cập nhật theo từng năm. Trong đó, danh mục cổ phiếu sẽ được cập nhật ngày mua và ngày bán. Còn danh mục ETF chỉ có ngày mua vì tôi khuyên bạn chỉ nên bán đi khi thực sự cần tiền.

2022

CỔ PHIẾU

GIÁ MUAGIÁ BÁNLỢI NHUẬNNGÀY MUANGÀY BÁN
PVT15.0024.9566.33%05/01/202105/01/2022
THG55.1283.7051.85%05/01/202105/01/2022
IDV54.9869.3026.05%05/01/202105/01/2022
NNC39.1028.68-26.65%05/01/202105/01/2022
SMB41.2342.553.21%05/02/202108/02/2022
CAP43.0087.02102.37%05/02/202108/02/2022
CSV28.0040.3143.96%05/02/202108/02/2022
SRA8.5010.2620.71%05/02/202108/02/2022
NHA18.0054.47202.61%05/02/202108/02/2022
PVB17.0018.418.29%05/02/202108/02/2022
NTL23.8034.4944.92%08/02/202108/02/2022
PVP12.0016.9841.50%08/02/202108/02/2022
KSB33.6045.6035.71%08/03/202108/03/2022
NDN21.1718.10-14.49%08/03/202108/03/2022
HSG28.2041.0045.39%08/03/202108/03/2022
TỔNG KẾT43.45%

ETF
*Chú ý: Hiệu quả của ETF của năm 2022 thấp hơn 2021 không có nghĩa là số lượng ETF mua từ 2021 đã bán hết. Để theo dõi hiệu quả từng năm tôi tính lại hiệu quả từ ngày 1/1 hàng năm. Còn số ETF đã mua từ trước vẫn không thay đổi.

GIÁ MUALỢI NHUẬNNGÀY MUA
FUEVN10019.43-0.67%04/01/2022
E1VFVN3025.02-0.12%04/01/2022
FUESSVFL21.651.62%04/01/2022
FUEVFVND26.904.09%04/01/2022
FUESSV5021.970.14%04/01/2022
FUEMAV3017.40-0.23%04/01/2022
FUEIP10010.750.47%04/01/2022
FUEKIV309.72-0.31%20/01/2022
TỔNG KẾT0.62%
2021 <Click để mở ra>

CỔ PHIẾU

GIÁ MUAGIÁ BÁNLỢI NHUẬNNGÀY MUANGÀY BÁN
TCH19.0018.40-3.16%05/11/202005/11/2021
DPM17.0050.00194.12%05/11/202005/11/2021
LPB11.5020.8080.87%07/12/202007/12/2021
CII18.0025.7042.78%07/12/202007/12/2021
ASM12.5019.3054.40%07/12/202007/12/2021
TỔNG KẾT73.80%

ETF

GIÁ MUALỢI NHUẬNNGÀY MUA
FUEVN10015.1235.22%15/03/2021
E1VFVN3019.6531.55%15/03/2021
FUESSVFL18.9614.47%15/03/2021
FUEVFVND20.4438.58%15/03/2021
FUESSV5017.2034.30%15/03/2021
FUEMAV3013.9829.61%24/03/2021
FUEIP10011.003.73%12/09/2021
TỔNG KẾT26.78%

Nghỉ hưu sớm không ?

Đây không phải là câu hỏi. Đây cũng không phải là câu hỏi tu từ. Đây chính xác là một lời rủ rê. Tôi rủ bạn nghỉ hưu sớm. Hãy tạm quên đi những định kiến bạn đã nghe về nghỉ hưu sớm. Tôi sẽ phân tích lại từ đầu khái niệm này nhé. Zô.

Quảng cáo

NGHỈ HƯU SỚM

Phong trào nghỉ hưu sớm đang nhen nhóm trở lại thành một xu hướng mới ở thời điểm này. Thực tế “Nghỉ hưu sớm” là cái tên đã được dịch ra tiếng Việt. Còn tên đầy đủ của nó là Financial Independent, Retire Early (Viết tắt là FIRE). Chỉ biết là nó xuất hiện ở phương Tây, cũng không chắc là từ bao giờ nữa. Có nguồn thì nói là khoảng những năm 90, có nơi thì lại bảo là khoảng những năm 2010.

Nhưng dù nó có xuất hiện từ bao giờ đi nữa thì những năm trở lại đây nó lại một lần nữa trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều tranh cãi về cách thức và ý nghĩa phía sau . Nhưng không thể phủ nhận là FIRE đang dần trở nên có sức ảnh hưởng hơn trong cộng đồng những người trẻ thế hệ Y, Z.

Tuy nhiên, nghe thì nhiều nhưng hiểu về nó thì lại không có nhiều. Đáng nói là kể cả các chuyên gia tài chính cũng chưa thực sự hiểu thế nào là nghỉ hưu sớm. Mấu chốt của vấn đề thực ra đơn giản ở câu chữ thôi. Thế nào là “nghỉ hưu”?

Thường thì sau một thời gian công tác người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng chế độ hưu trí, gọi nhanh là nghỉ hưu. Thường là 60 tuổi với nam giới và 55 tuổi đối với phụ nữ. Chế độ hưu trí là một phúc lợi xã hội được quy định trong pháp luật. Căn bản là vì ở độ tuổi đó con người có thể sẽ không có đủ sức khỏe thể chất hoặc tinh thần để tiếp tục lao động chuyên môn nữa. Vì thế tốt nhất là chúng ta nên nghỉ ngơi.

NGHỈ LÀ KHÔNG LÀM GÌ ?

Đối với hầu hết mọi người thì nghỉ hưu là thời gian nghỉ ngơi không làm gì sau mấy chục năm cống hiến. Vậy thì nghỉ hưu sớm là nghỉ trước độ tuổi đó. Chính xác là như vậy. Thế còn những ý kiến chỉ trích về việc nghỉ hưu sớm là do đâu? Là do họ cho rằng đang trong độ tuổi lao động mà nghỉ sớm không làm gì thì xã hội sẽ không phát triển… Nhưng đó không phải là mục tiêu của FIRE.

Mục tiêu của FIRE là nghỉ hưu sớm để sau đó làm những việc mình thích.

Nếu bạn thích trở thành nhà văn, họa sỹ, thích mở quán cafe, trở thành youtuber…. hoặc bất cứ công việc gì mà trước đây bạn chưa có điều kiện để thực hiện thì FIRE là một cách để bạn làm được điều đó. Lấy ví dụ bạn muốn mở quán cafe đi. Bạn rất thích nhưng điều kiện hiện tại lại không cho phép. Thứ nhất là hiện tại công việc đã quá bận rộn, thứ hai là không có tiền mở chẳng hạn, thứ ba là không có thời gian để học về việc kinh doanh cafe… Vân vân các lý do thứ ba thứ bốn.

Hoặc bạn muốn trở thành một youtuber, làm youtuber khó và ít tiền thì bạn biết rồi đấy. Chẳng lẽ bỏ công việc hiện tại để đi làm youtube, cũng chưa biết có đủ ăn không nữa. Hay là chờ đến khi 50-60 tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước rồi mới làm. Cứ bỏ qua yếu tố công nghệ đi, liệu lúc đấy bạn còn đủ sức quay và edit video cả ngày không? Thế nhưng nếu vẫn muốn sống với đam mê mà không phải lo lắng về tiền bạc nữa thì ta có FIRE.

Trở lại với định nghĩa của FIRE – Financial Independent, Retire Early. Financial Independent có nghĩa là bạn phải đạt được mục tiêu độc lập về tài chính trước đã. Một khi bạn đã có đủ tiền để trang trải cuộc sống thì lúc đó bạn có thể làm mọi việc mà mình muốn và không bao giờ phải lo về việc kiếm tiền nữa. Mà muốn làm mọi việc mình thích thì phải có thời gian và sức khỏe. Thế nên tốt nhất là làm sớm, thế là ta có vế Retire Early.

LƯƠNG HƯU

Nghỉ hưu thì phải có lương hưu. Nghỉ hưu sớm cũng phải thế, không có tiền thì còn không sống được chứ đừng nói đến việc làm những gì mình thích. Để có lương hưu thì bạn phải xây dựng tài sản của mình sao cho tài sản đấy sinh lời với mức lớn hơn mức chi tiêu của bạn. 4% là con số cần phải nhớ.

Đầu tiên hãy tính toán xem mức chi tiêu 1 năm của bạn là bao nhiêu. Ví dụ, các chi phí cơ bản để trang trải cuộc sống của bạn (bao gồm tiền ăn, ở, điện nước, xăng xe, điện thoại, internet…) là 5 triệu đồng. Như vậy 1 năm bạn tiêu hết 5 x 12 = 60 triệu. Nếu 1 năm bạn tiêu hết 60 triệu thì số tài sản bạn cần phải có trước khi nghỉ hưu là 60 x 25 = 1 tỷ 500 triệu. Tất nhiên số tiền 1.5 tỷ này không được nằm trong két sắt mà phải được sử dụng để đầu tư với tỷ suất sinh lời lớn hơn 4% một năm.

Ví dụ, đơn giản nhất là bạn gửi ngân hàng lấy lãi 7%/năm. Vậy mỗi năm bạn sẽ có tiền lãi là 1.5 tỷ x 0.07 = 105tr. Mà bạn chỉ tiêu hết có 60 triệu (tương đương với 4%) nên bạn vẫn còn 45tr (tương đương với 3%) để tiếp tục sinh lãi kép. Tóm lại là nếu bạn chỉ tiêu 4% tài sản của mình mỗi năm mà tài sản ấy lại có mức sinh lời lớn hơn 4% thì bạn sẽ được làm những gi mình thích mà không quan tâm đến việc kiếm tiền nữa. Tất nhiên tôi chưa nhắc đến yếu tố lạm phát, yên tâm sẽ có ngay sau đây.

8%

Để Việt hóa FIRE thì tôi đã tính thêm cả yếu tố lạm phát của đồng tiền Việt Nam. Tạm coi tỷ lệ lạm phát mà chúng ta vẫn biết đến là 4%/năm. (Giải thích nhanh: “Giả sử năm nay bạn có 100k cất két thì 100k đấy sang năm chỉ mua được số hàng hóa trị giá 96k thôi”). Bạn có thể xem dữ liệu của Tổng cục thống kê tại đây. Vậy thì để chắc ăn hơn, tài sản của bạn phải mang lại mức sinh lời lớn hơn 8% một năm. Việc này có khó không, xin thưa là không hề. Hãy xem những biểu đồ dưới đây.

VNINDEX

Nếu lấy mốc thấp nhất là năm 2002 với mốc 275 điểm và cao nhất là ở thời điểm viết bài này ở mốc 1313 điểm. VNIndex có mức tăng trưởng trung bình là 17% một năm. Bỏ xa con số 8%. Nếu danh mục của bạn không theo được xu hướng của thị trường chung thì tôi lại phân tích quỹ ETF lâu đời nhất ở Việt Nam.

E1VFVN30

Lấy mốc thấp nhất ở năm 2014 với giá 9.900đ và cao nhất hiện tại ở giá 23.800đ. Quỹ này có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm. Thậm chí còn vượt cả thị trường chung. Còn đơn giản hơn nữa, nếu bạn không đầu tư cổ phiếu mà chỉ mua quỹ trái phiếu thôi thì cũng vẫn tốt.

TCBF

Đây là biểu đồ tăng trưởng của quỹ trái phiếu TCBF. Lấy mốc thấp nhất tại năm 2015 và cao nhất ở 2021. Trung bình TCBF mang lại mức sinh lợi 8.8%/năm.

Vì phạm vi thời gian chưa đủ dài nên tôi sẽ không phân tích những quỹ ETF khác mặc dù cũng có mức sinh lời khoảng 15%/năm. Ngoài ra thì trái phiếu doanh nghiệp cũng là một kênh đầu tư cho mức sinh lợi khoảng 9-10%/năm. Nói vậy để thấy rằng việc đạt được mức sinh lợi lớn hơn 8%/năm trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn khả thi.

FIRE LÀ MỘT LỐI SỐNG

Trào lưu thì chỉ tồn tại được trong ngắn hạn. Như vậy nếu chỉ coi FIRE là một trào lưu thì bạn sẽ không đi được đến cái đích cuối cùng của nó. Hãy coi FIRE như một lối sống, nếu bạn yêu thích sự tự do cũng như sự ràng buộc mà nó mang lại. Để có được số tài sản đủ lớn để dành cho nghỉ hưu thì bạn phải chi tiêu đúng cách. Đừng tiêu hết tất cả những gì mình kiếm được từ hôm nay. Đúng như vậy, thử nhìn vào công thức dưới đây:

  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 10% thì bạn sẽ mất (1-0.1)/0.1 = 9 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 20% thì bạn sẽ mất (1-0.2)/0.2 = 4 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 50% thì bạn sẽ mất (1-0.5)/0.5 = 1 năm đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.
  • Nếu tỷ lệ tiết kiệm của bạn là 70% thì bạn sẽ mất (1-0.7)/0.7 = 0.4 năm = 5 tháng đi làm để đủ tiền cho 1 năm chi tiêu sau nghỉ hưu.

Đến đây lại phải thanh minh cho FIRE một tí. Vì tài liệu về FIRE chủ yếu là bằng tiếng Anh nên khi biên dịch lại về tiếng Việt họ lười biếng dịch chữ “Saving” ra đơn thuần là “Tiết kiệm”. Khổ thế chứ. Nếu nghiên cứu sâu về FIRE thì bạn sẽ hiểu rằng “Saving” mà FIRE nói đến không chỉ là “Tiết kiệm” mà nó còn là cả “Đầu tư” nữa. Bảo sao họ cứ trách móc FIRE là sống mà cứ chi tiêu dè sẻn “Tiết kiệm” đến mấy chục % thì sống làm gì cho nó khổ.

Tóm lại là, bất kể bạn sinh hoạt chi tiêu kiểu gì. Số tiền mà bạn chừa lại để tạo ra cái khối tài sản nghỉ hưu càng lớn càng tốt. Làm ra được 10 đồng chỉ tiêu 3 đồng, đầu tư hết cả 7 đồng thì tuyệt vời.

Đến đây bạn có thể nghĩ là nếu giả dụ số tiền tôi làm được ít quá, tôi phải chi phần lớn để sống thì sao. Câu trả lời là không sao cả. Bạn phải sống tốt trước đã, còn lại bao nhiêu thì đầu tư. Nhưng không có nghĩa là chi tiêu quá thoải mái nhé. Kỷ luật đi liền với sức mạnh mà. Muốn sau sướng thì giờ phải bớt sướng đi một tí.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hãy cố gắng gia tăng thu nhập của mình lên. Mấu chốt của việc này là tìm cho mình một con số phù hợp và đừng bao giờ tăng chi tiêu quá đáng khi tăng thu nhập. Những người gặp vấn đề về tài chính luôn như vậy. Cứ khi nào tăng thu nhập là lại tăng mức sống.

Ví dụ, bạn có thu nhập 5 triệu/tháng và hàng tháng chi tiêu hết 4 triệu. Không sao cả, bạn hãy dùng 1 triệu còn lại để đầu tư gia tăng tài sản. Nhưng khi thu nhập tăng lên 7 triệu hay 10 triệu thì hãy cố gắng đầu tư nhiều hơn thay vì chi tiêu.  

BẮT ĐẦU THAY CHO KẾT LUẬN

Để kết lại chủ đề này tại đây tôi chính thức rủ rê bạn sống kiểu FIRE giống tôi nếu bạn thấy nó đủ hấp dẫn. Việc bạn cần làm bây giờ chỉ là tính toán lại chi tiêu. Sau đó lên kế hoạch đầu tư cho tài sản nghỉ hưu của mình. Cũng đừng quên suy nghĩ đến những việc bạn muốn làm mà chưa bao giờ có cơ hội thực hiện khi phải đi làm 8 tiếng một ngày.

Bật mí là tôi dự định 9 năm nữa sẽ nghỉ và đang cố gắng đạt được con số đó. Đến lúc đấy tôi sẽ chăm viết bài hơn chứ không phải cả tháng mới được 1 bài như bây giờ :D. Ngoài ra thì tôi cũng đã lập 1 bảng tính toán số tiền cũng như số tuổi bạn có thể nghỉ hưu với từng mức đầu tư khác nhau. Chắc là vào nhóm để lấy file thôi chứ mấy lần gửi file qua email tôi cũng không giỏi lắm nên toàn làm thủ công hơi cùi bắp.

Chắc chắn là tôi sẽ trở lại với chủ đề này thêm nữa. Lần này cứ tạm thế nhé. Bai!

Chứng khoán 101(P.3) – Thị trường chứng khoán

Bài trước: Chứng khoán 101(P.2) – Những loại hình đầu tư

Tiếp tục series Chứng khoán 101, sau khi đã lựa chọn thị trường chứng khoán để phù hợp với người mới. Phần 3 này tôi sẽ trình bày sâu hơn. Cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quảng cáo

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi những loại chứng khoán khác nhau. Có thể hiểu đơn giản thị trường chứng khoán giống như một cái chợ. Bạn có thể đến đó trao đổi các loại chứng khoán với nhà nước, các doanh nghiệp hoặc với những nhà đầu tư khác giống như bạn.

Đấy là nói đơn giản, còn sâu hơn một chút thì bạn phải hiểu về các đối tượng tham gia trong thị trường đã. Chúng ta có:

  • Ủy ban chứng khoán nhà nước
  • Sở giao dịch chứng khoán
  • Công ty chứng khoán
  • Công ty niêm yết
  • Nhà đầu tư

ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Ủy ban chứng khoán nhà nước thì chỉ có 1 thôi, coi như là ông chủ của cái chợ đấy đi. Đại khái là vị này sẽ quản lý và giảm sát tất cả những hoạt động diễn ra trong cái chợ đó. Boss đấy. Bạn nào bán hàng rởm hàng fake hay có ý định gian lận gì đó là ông này xử lý ngay.

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Sau ông boss là đến Sở giao dịch chứng khoán hay mọi người vẫn gọi dân dã là Sàn đấy. Vẫn là cái chợ, nhưng trong cái chợ đấy có mấy tòa nhà, để bạn đến đấy và mua bán ấy mà. Mỗi tòa nhà đấy là một sở giao dịch chứng khoán. Ở Việt Nam thì có 3 cái tên bạn cần nhớ thôi. Một là HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và UPCOM (Sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết). Trong đó thì UPCOM được tổ chức ở trong HNX.

Nếu cần mua bán thì bạn phải mua bán ở 1 trong 3 cái tòa nhà đấy (tất nhiên là có thể làm online được). Tuy nhiên hàng hóa trong mỗi nơi sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Loại cao cấp nhất thì hay có ở HOSE, sau đó là HNX và cuối cùng là UPCOM. Chưa cần băn khoăn lắm đâu, tôi vẫn giao dịch ở trên cả 3 sàn chỉ với 1 tài khoản.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Tiếp theo chúng ta đến với các gian hàng bên trong, chính là những Công ty chứng khoán. Để thực sự mua bán hàng hóa thì bạn phải đăng ký tài khoản ở 1 trong những công ty này. Kiểu như làm thẻ membership đấy. Bạn chỉ cần vào một gian hàng bất kỳ thôi là mua hàng hóa ở tòa nhà nào cũng được. Có tài khoản rồi thì bạn có thể mua bán, tất nhiên phải trả một chút phí giao dịch cho mấy ông chủ gian hàng. (Xem ông nào thu ít phí nhất ở đây nhé).

CÔNG TY NIÊM YẾT

Tiếp nữa, chúng ta đến chợ để mua bán hàng hóa. Và các công ty niêm yết là những thương hiệu hàng hóa. Tuy nhiên những thương hiệu này không chỉ có mỗi cổ phiếu. Ngoài ra họ còn những dòng sản phẩm như trái phiếu, chứng quyền, chứng chỉ quỹ…

NHÀ ĐẦU TƯ

Cuối cùng là nhà đầu tư, chính là chúng ta. Hình dung một buổi shopping của chúng ta sẽ thế này. Sáng ra bạn đến chợ, vào gian hàng mình đã có thẻ member. Sau đó dạo quanh thị trường một chút và mua một số hàng hóa bạn thích với kỳ vọng sẽ có lợi sau này. Một thời gian sau, nếu muốn bán thì bảo với ông chủ quầy một tiếng. Bạn ký gửi hàng của mình ở đấy, bán xong rồi thì ổng lấy một tí %. Bạn cầm tiền về đi ăn đi chơi hoặc hôm sau lại đi nhập hàng tiếp.

NHỮNG CHỈ SỐ TIÊU BIỂU

Chỉ số là một phương tiện để đánh giá sức mạnh của thị trường. Chỉ số nổi tiếng nhất là là VN Index, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, chỉ số VNI có thể phần nào cho thấy tình hình kinh tế chung của Việt Nam. Tuy nhiên không có nghĩa là chỉ số VNI tăng/giảm thì tất cả cổ phiếu trong đó đều có xu hướng tương tự. Vẫn sẽ có những trường hợp một số cổ phiếu đi ngược hướng với thị trường.

Ngoài ra, chúng ta còn có các chỉ số như HNX Index đại diện cho tất cả cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX. UPCOM Index là tất cả cổ phiếu trên sàn UPCOM. Hay một số chỉ số đặc biệt khác được những quỹ đầu tư ETF sử dụng. (Xem thêm Lựa chọn quỹ đầu tư).

TỔNG KẾT

Hết phần 3 ở đây, hy vọng bạn đã hiểu về cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán. Phần 4 sẽ là các loại hàng hóa chúng ta có thể mua bán trong chợ nhé.

Sự trưởng thành của nhà đầu tư

Để thực sự trở thành 1 nhà đầu tư kinh nghiệm. Gần như tất cả các F0 đều phải trải qua một quá trình phát triển giống nhau. Điều đặc biệt là sự phát triển này không đến nhiều từ kiến thức kỹ thuật hay gia tăng số vốn mà nó lại đến từ sự trưởng thành trong tâm lý giao dịch. Giống như 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng vậy. Phải trải qua đủ 81 lần thì mới lấy được kinh thư. Với nhà đầu tư thì chúng ta sẽ chỉ phải update bản thân khoảng 5 lần trong game tài chính này thôi. Tuy nhiên mất bao nhiều thời gian thì nó lại phụ thuộc vào từng cá nhân.

Quảng cáo

HỒI 1 – TÂN THỦ

Có nhiều cơ duyên dẫn đến việc một thôn dân thiện lành hàng ngày gánh nước tưới rau quyết định bôn tẩu giang hồ. Có thể là nghe ngóng những câu chuyện dân gian về giang hồ ngoài kia lộng lẫy và đẹp đẽ. Có thể là tự nhiên ngã xuống núi nhặt được bí kíp hay gặp được cao nhân. Nhưng nhìn chung khi quyết định cất quốc xẻng để cầm đao kiếm lên, họ gần như chưa lường trước được giang hồ ngoài kia hiểm ác đến thế nào.

Ban đầu trải qua vài cuộc trao đổi chiêu thức với đám thổ phỉ ở ngọn núi gần nhà và dành chiến thắng. Họ rơi vào ảo tưởng là thực ra giang hồ cũng dễ kiếm ăn thôi mà. Với khả năng của mình chẳng mấy chốc cũng sớm được lên Hoa Sơn luận kiếm. Thế mà anh em cứ bảo giang hồ hiểm ác lắm. Họ thầm nghĩ “Haizz, đúng là những tấm chiếu mới!”.

Giai đoạn chiến thắng này nếu kéo dài thì có thể lên đến 1-2 năm, ngắn ngủi thì một vài tháng. Giai đoạn đầu đời này đánh đâu thắng đấy. Một mình một ngựa đánh đấm không biết sợ ai.

Thường thì giai đoạn này kết thúc khi họ bắt đầu có những cú giao dịch thua đậm, thậm chí là thua hết những gì mình đã thắng. Rồi vị tân thủ bắt đầu nhận ra là giang hồ này quả thật là hiểm ác. Không thể chỉ trông mong vào may mắn được. Phải tìm sư phụ thôi.

HỒI 2 – TẦM SƯ HỌC ĐẠO

Sau khi đã thấm đòn và nhận ra thực ra mình mới là chiếu mới. Vị tân thủ bắt đầu nghĩ rằng mình phải học thêm võ công thì mới có thể sống sót trên thị trường được. Lúc này họ mua tất cả sách vở có thể tìm được để đọc, chỉ cần có keyword liên quan đến tài chính hoặc tiền là đọc. Nghe nói ở đâu có cao thủ là đến dập đầu xin học. Họ tham gia vào tất cả các hội quán, các room… để giao lưu võ thuật. Thấy ai hô hào đi đánh cướp là đi theo, ai bảo đi săn thú rừng là lên đường. Tóm lại là vào tất cả các kèo người khác cho.

Họ thử hết tất cả các phương pháp có thể, đầu tư vào bất kỳ ngành gì cảm thấy tiềm năng. Thậm chí thử cả những môn võ công tà đạo như đi vay tiền để đầu tư. Có những người sau khi đã thân tàn ma dại thì quyết tâm về quê làm lại cuộc đời, mãi mãi tránh xa chốn máu chảy đầu rơi. Có người thì mãi mãi không vượt qua được, thử hết môn võ công này đến công phu khác rồi tẩu hỏa nhập ma mà chết. Số ít còn lại vì niềm tin nào đó vẫn cố bám trụ lại.

Giai đoạn này kéo dài từ 1 vài năm đến vô cùng. Số người thất bại thì luôn luôn hận thù, cho rằng thị trường tài chính chỉ là trò lừa đảo. Tất cả chuyên gia đều là bọn lùa gà hết, làm gì có ai ăn được tiền đâu. Một số chọn cho mình cách từ bỏ, vĩnh viễn không bao giờ quay lại. Số khác thì sống dở chết dở, càng đánh càng thua. Tiền cứ hết dần hết mòn, cứ thế họ tiếp tục giao dịch trong sự căm phẫn.

HỒI 3 – THÂN TÀN MA DẠI

Lúc này vì tẩu hỏa nhập ma, người không ra người nữa. Họ sống lay lắt trong hang động, ngày ngày khắc lên vách đá lời chửi rủa chốn giang hồ thâm hiểm. Môn võ công nào cũng biết một ít. Nội công ngoại công môn nào cũng biết sử dụng. Tuy nhiên giao đấu thì lúc thắng lúc thua. Vẫn ở trong giang hồ nhưng đã bớt ảo tưởng trở thành cao thủ võ lâm. Chỉ mong có cơm ăn là tốt rồi.

Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm trời, họ vẫn sống nhưng mơ hồ nhận ra một điều gì đó. Phải chăng là không có môn công phu nào là thiên hạ vô địch. Hình như ở bên nước Tống có đại cao thủ Bắc Kiều Phong cả đời chỉ luyện một môn Hàng long thập bát chưởng mà xưng bá võ lầm. Hình như võ công không sai mà do người luyện sai. Hình như các thứ blah blah gì đó…

HỒI 4 – NGỘ

Đến một ngày, sau khi nhận ra thời gian đã biến mình thành một tấm chiếu cũ. Họ thức tỉnh rằng không có môn võ công nào sinh ra là để xưng bá. Họ từ bỏ hết công phu ngoại đạo, chuyên tâm luyện 1 môn duy nhất. Họ bắt đầu nhận ra không phải cứ vốn nhiều là chắc thắng và vốn ít sẽ thua. Nhà đầu tư tập trung tu luyện song song kỹ thuật, quản lý vốn và tâm lý bản thân.

Giai đoạn này vẫn có những trận thua nhưng họ chấp nhận mà không thù hằn nữa. Họ hiểu rằng mình phải hoàn thiện kỹ năng hơn nữa. Họ bắt đầu không lui tới nhiều hội quán nữa. Họ chỉ ở lại một nơi có những người cũng đang nhận ra những điều giống mình. Khi ra ngoài hành hiệp đã biết đánh biết lui. Chiến thắng bắt đầu nhiều hơn, sự tự tin quay trở lại càng làm họ tập trung rèn luyện phương pháp của mình.

Một nhà đầu tư với tu vi bình thường sẽ phải trải qua khoảng 3-5 năm để hoàn thiện giai đoạn này. Lúc này họ có cảm giác mình đã đặt được 1 chân vào giới cao thủ.

HỒI 5 – CAO THỦ

Sau nhiều năm hành tẩu, họ đã chính thức được xếp vào hàng những cao thủ đương thời bấy giờ. Nghe nói chỉ 5-10% gì đó số người thành công trên thị trường tài chính. Lúc này vị cao thủ chỉ ra một đấm cũng làm cho đám trộm cướp kinh hồn bạt vía. Thương thì họ sẽ dành chiến thắng trong hầu hết các trận đấu nhưng với họ thắng thua đã không còn quan trọng nữa. Họ đánh đơn thuần là vì họ muốn đánh.

Bây giờ tiếng nói của họ đã được lắng nghe trong hội quán. Họ ít lui tới nhưng tân thủ tìm đến họ để xin lời khuyên. Việc giao đấu với họ giờ như chuyện đánh răng rửa mặt buổi sáng. Mọi thứ trở thành bản năng tức là tự nhiên không cần phải cố gắng gì cả.

Một số nhà đầu tư chọn cho mình sự quan tâm khác, tận hưởng cuộc sống điền viên. Lúc nào muốn thư gân giãn cốt thì lên Hoa Sơn đấm đá một trận. Một số thì muốn nhận đệ tử. Có lẽ lúc này thách thức mà họ muốn đối mặt là dạy người khác làm được như mình.

HỒI 6 – LÊN NÚI

Cuối cùng sau bao năm tháng miệt mài tu luyện. Điều cuối cùng vị cao thủ nhận ra là cuối cùng có lẽ mình đã hoàn thành sứ mệnh cuộc đời. Ông cưỡi ngựa về núi Tản Viên, mỉm cười như Thanos. Quay đầu nhìn lại quê hương rồi bay về trời. (Chỉ có 5 hồi thôi, đoạn này bịa đấy).

HẾT.

À nếu thích giao lưu võ thuật thì vào hội quán này nhé.

Bí mật của quản lý vốn

Để thành công trên thị trường tài chính, chúng ta cần phát triển song song 3 yếu tố. Thứ nhất là kỹ thuật giao dịch, thứ hai là tâm lý giao dịch và cuối cùng là phương pháp quản lý vốn. 3 yếu tố này như một chiếc kiềng ba chân giúp chúng ta không bị xô ngã khi đứng trên thị trường đầy khốc liệt này. Mặc dù quản lý vốn được nhắc đến cuối cùng nhưng theo tôi nó lại là yếu tố có phần quyết định thành công của bạn. Vậy quản lý vốn là gì và ứng dụng nó bằng cách nào. Tôi sẽ trình bày trong bài này.

Quảng cáo

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT

Thị trường tài chính là một thị trường mang tính xác suất. Có nghĩa là nó bao hàm những sự kiện có thể hoặc không thể xảy ra. VNI sẽ vượt 1200 điểm hay sẽ về 800 điểm đều là những nhận định có tính “khả năng”. Tức là nó có thể lên hoặc có thể xuống. Nếu chúng ta không có nhiều dữ liệu hơn thì tỷ lệ của cả 2 nhận định này là 50/50.

Một ví dụ kinh điển của xác suất chính là việc tung đồng xu. Như bạn đã biết, 1 đồng xu có 2 mặt sấp/ngửa. Khi tung đồng xu chúng ta nhận được xác suất là 50% cho mặt ngửa và 50% cho mặt sấp. Sự kiện này sẽ càng chính xác nếu số lần thử của bạn càng lớn. Ví dụ, nếu tung 10 lần có thể bạn sẽ nhận được kết quả là 6 ngửa 4 sấp. Nhưng nếu tung đến 100, 1000 hoặc 10000 lần thì kết quả sẽ gần như tiệm cận tỷ lệ 50/50.

Vậy thì có phải tài chính thực ra chỉ là một trò chơi may rủi 50/50 không? Thế thì khác gì một trò chơi cờ bạc? Chúng ta lại phải tìm hiểu tiếp một thứ gọi là “Lý thuyết trò chơi”.

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Về cơ bản có hai loại trò chơi đó là “Trò chơi có tổng bằng không” và “Trò chơi có tổng khác không”.

  1. Trò chơi tổng bằng không: là một tình huống trong lí thuyết trò chơi, trong đó những gì một người kiếm được tương đương với những gì người khác mất đi, do đó thay đổi ròng về tài sản hoặc lợi ích là bằng không. Một trò chơi có tổng bằng không có thể có ít nhất hai người chơi hoặc hàng triệu người tham gia.
  2. Trò chơi tổng khác không: mô tả một tình huống trong đó các khoản lãi và lỗ tổng hợp của các bên tương tác có thể nhỏ hơn hoặc nhiều hơn 0. Đơn giản là số điểm hoặc số tiền thắng được của người này không phải là số tiền hoặc số điểm mất đi của người khác. Do đó thay đổi ròng về tài sản hoặc lợi ích khác không. Giống như tổng bằng không, trò chơi tổng khác không có thể gồm 2 hoặc hàng triệu người tham gia.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ TRÒ CHƠI GÌ

Thị trường chứng khoán rất rộng lớn nên thực tế là sẽ có những loại hình khác nhau trong nó. Thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai là các ví dụ về các “Trò chơi có tổng bằng không”. Vì các quyền chọn và hợp đồng tương lai về cơ bản là đánh cược về mức giá tương lai của một mặt hàng nhất định trong khoảng thời gian cố định. Như vậy khi một người kiếm được tiền thì sẽ có một người khác chịu lỗ tương ứng. Ngoài ra thì việc giao dịch bằng phương pháp lướt sóng trên thị trường chứng khoán cơ sở cũng có thể coi là một “Trò chơi có tổng bằng không”.

Vậy có tình huống nào mà ở đó thị trường chứng khoán là “Trò chơi có tổng khác không” không? Câu trả lời là CÓ!

Bạn nhớ về việc tung đồng xu chứ, chúng ta thử cá cược với nhau một trò chơi như sau. Giả sử mỗi lần ra ngửa bạn được tôi trả 1.000 đồng, còn sấp thì bạn mất 1.000 đồng. Đây sẽ là một trò chơi có tổng bằng không nếu chúng ta cứ tung như vậy. Có thể hôm nay bạn thắng nhưng ngày mai bạn lại thua tôi. Về lâu dài, nếu chúng ta cứ chơi như vậy đến hết đời thì cuối cùng tiền ai cũng về nhà nấy.

Nhưng nếu giả sử tôi với bạn tổ chức một chương trình gameshow và với mỗi lượt người xem thì cả tôi và bạn đều được chia tiền thì đó chính là một trò chơi có tổng khác không. Dù tôi thắng hay bạn thắng thì chúng ta vẫn có tiền.

Trong chứng khoán việc đầu tư dài hạn vào những doanh nghiệp tốt là một tình huống có tổng dương vì dòng vốn tạo điều kiện cho sản xuất, tạo ra việc làm. Các việc làm này lại tạo ra sản xuất, thu nhập và lợi nhuận quay trở lại đầu tư theo chu kì mới. Hơn thế nữa, cổ tức cũng là một yếu tố cần được nhắc đến khi nghiên cứu. Khi các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh, họ sẽ chia sẻ một phần lợi nhuận này với các cổ đông dưới dạng cổ tức. Đây là một “Win-Win Situation”. Là một tình huống nữa khiến cho việc đầu tư dài hạn vào chứng khoán là một “Trò chơi có tổng khác không” thậm chí là “Trò chơi có tổng dương”.

BÍ MẬT CỦA QUẢN LÝ VỐN

Đến đây, nếu tạm coi là với phương pháp đầu tư dài hạn thì chứng khoán là một trò chơi có tổng dương thì có nghĩa về mặt xác suất chứng khoán là một trò chơi có tỷ lệ lớn hơn 50/50. Bởi vì không có doanh nghiệp nào muốn tự mình làm ăn thua lỗ cả. Tất nhiên là phải có kỹ thuật, tâm lý và quản lý vốn tốt thì bạn mới có phương pháp giao dịch để tạo ra xác suất trên 50% .

Lại quay lại với việc tung đồng xu, lần này bạn đấu với Mr. Market. Mỗi giao dịch của bạn là 1 lần tung đồng xu. Nếu ngửa thì lãi còn sấp thì lỗ. Vậy thì để cho xác suất xảy ra bạn phải tung càng nhiều lần càng tốt. Vì bạn biết rằng tỷ lệ chiến thằng của mình là trên 50% nên càng tồn tại trên thị trường lâu thì xác xuất chiến thắng của bạn càng cao. Tuy nhiên xác suất không hoạt động theo kiểu 50 lần thắng liên tiếp sẽ thua 50 lần liên tục tiếp theo. Có thể sẽ xảy ra trường hợp trên 100 giao dịch, bạn thắng 10 lần, thua 20 lần rồi thắng 30 lần và lại thua 5 lần…

Việc all-in vào một mã hay giao dịch khối lượng chênh lệch giữa các mã trong danh mục sẽ khiến cho cơ hội xảy ra xác suất chiến thắng của bạn thấp. Kiểu như có khi lúc thắng được 1.000 đồng thì thua lại đến cả 3.000đ. Nói nôm na là khi chưa tung đủ 100 lần thì bạn đã hết tiền để tung rồi.

VÍ DỤ THỰC TẾ

Dưới đây là kết quả của danh mục những mã cổ phiếu Việt Nam tôi khuyến nghị trong group riêng

Bạn có thể thấy là mặc dù tổng của danh mục vẫn là dương nhưng trên tổng 23 mã thì có đến 4 mã âm. Tất nhiên là công ty nào cũng tốt ở trong thời điểm phân tích thì tôi mới khuyến nghị mua. Nhưng giả sử bạn chỉ chọn lọc một vài mã trong này để mua theo một phân tích riêng hoặc cảm tính gì đó. Chẳng may nó lại trùng hợp vào những mã đang âm. Thì trường hợp xảy ra là cùng nhận được những khuyến nghị như nhau nhưng có người lãi có người lại lỗ. Tệ hơn nữa mặc dù có khuyến nghị hàng tuần nhưng sau khi lỗ bạn đã không còn tiền để làm lại.

Tất nhiên sẽ có những suy nghĩ như giả sử bạn chỉ mua một ít mã nhưng nó lại trúng những mã lãi lớn như NHA, CAP, IDV… thì sao. Rõ ràng là bạn sẽ được nhiều tiền hơn vì không phải chịu lỗ. Nhưng sự thật là tất cả những mã ở trên được tôi phân tích theo 1 phương pháp, tức là nó tốt ngang nhau ở thời điểm mua. Và việc mua nhiều mã là cách để tôi tự bảo vệ mình nếu phân tích đi theo hướng xấu. Đơn giản vì tôi là người đầu tư chứ không phải một con bạc. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến khi xuống tiền là rủi ro chứ không phải lợi nhuận.

TỔNG KẾT

Như vậy khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần tránh xa những “Trò chơi có tổng bằng không”. Thêm nữa, hãy chọn cách đầu tư dài hạn, đừng mua những cổ phiếu mà bạn nghĩ đây là giá tốt nhất rồi và một thời gian sau bạn có thể xả lên đầu người khác. Một cổ phiếu tốt là một cổ phiếu mà người mua ở mức giá nào cũng là giá tốt.

Ngoài ra sau khi lập danh mục đầu tư, hãy xác định khối lượng vào lệnh bằng nhau ở mỗi lần giao dịch. Khối lượng ở đây là tiền chứ không phải số lượng cổ phiếu. Ví dụ, bạn xác định mỗi lần giao dịch chỉ dùng 5 triệu đồng, thì mã nào cũng phải giao dịch khoảng từng đó. Điều này đảm bảo cho xác suất chiến thắng của bạn cao hơn.

Bài này đến đây là hết, nếu có bất cứ thắc mắc hay góp ý gì hãy để lại bình luận cho tôi nhé. Ở đây hoặc Twitter của tôi nhé.

See you and good luck!

Tự do tài chính nghĩa là gì

“Tự do tài chính” – cụm từ tích cực mà nói thì rất truyền cảm hứng. Nhưng tiêu cực mà nói thì nghe lại hơi “đa cấp”. Nếu bạn đã có thời gian ham học hỏi kiểu như tôi thì kiểu gì cũng đã nghe rồi. Từ các chuyên gia tự phong trên mạng xã hội hay đến các hội thảo high-five người bên cạnh. Người ta lạm dụng nó đến mức ác cảm, thậm chí là ám ảnh. Vậy phải hiểu chính xác về nó như thế nào?

Quảng cáo

TÀI CHÍNH

Cắt nghĩa từng phần nhé. Trước hết là với tài chính, cụ thể ở đây tôi muốn nói đến tài chính của từng cá nhân. Tài chính doanh nghiệp hay tài chính công thì nằm ngoài phạm vi bài viết này. Theo Wikipedia thì

Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp và thuế thu nhập.

Ngắn gọn thì việc quản lý tài chính cá nhân là cách bạn quản lý thu nhập, chi tiêu. Cùng với đó là lập kế hoạch bảo vệ và đầu tư để gia tăng tài sản của mình. Ở trên có một phần quan trọng nữa là “có tính đến rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai”. Có nghĩa là bạn sẽ phải giả định một kịch bản tài chính từ thời điểm hiện tại đến cuối đời. Kịch bản càng chi tiết thì khả năng ứng phó với nó càng cao.

NHÂN QUẢ

Hãy tập sử dụng tư duy “nhân quả”, “nhân quả” ở đây không có gì tâm linh huyền bí cả. Đơn giản “nhân” là nguyên nhân và “quả” là kết quả. Bạn còn nhớ ngày xưa lúc mới học tiếng Anh được học mẫu câu điều kiện loại 1 không? NẾU sự việc X xuất hiện THÌ sự việc Y xảy ra.

Như vậy, giả dụ hiện nay bạn đang có sức khỏe tốt và một công việc cho thu nhập đều đặn. Giả sử NẾU bạn mất sức khỏe hay công ty cắt giảm nhân sự THÌ bạn sẽ thế nào? NẾU bạn tiêu hết số tiền mình kiếm được hiện nay THÌ đến khi lớn tuổi bạn sẽ tiêu bằng gì? Hoặc, NẾU bạn đầu tư từ khi còn trẻ THÌ khi già tài sản của bạn sẽ tăng bao nhiêu? Bạn đã thử giả định NẾU/THÌ cho cuộc đời mình chưa?

Chốt nhé, NẾU bạn muốn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản nhất THÌ đọc bài này.

TỰ DO

Lại mượn Wikipedia cho tăng tính thuyết phục

Quyền tự do hoặc tự do (tiếng Hy Lạp: ελευθερία, tiếng Latinh: libertati, tiếng Anh: liberty, tiếng Hoa: 自由) là khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Như vậy tự do là việc một cá nhân có thể có suy nghĩ và hành động độc lập mà không phải chịu sự tác động nào từ các yếu tố bên ngoài.

Theo hướng ngược lại, những gì có tính chất chống lại việc suy nghĩ và hành động độc lập của cá nhân là những yếu tố khiến chúng ta mất đi sự tự do.

TỰ DO TRONG TÀI CHÍNH

Vậy thì theo tôi, tự do tài chính là việc suy nghĩ và hành động với những kế hoạch tài chính của cá nhân mà không chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có thể tác động lên tài chính của một cá nhân có thể kể đến như sức khỏe, rủi ro nghề nghiệp, rủi ro kinh tế vĩ mô…

Ví dụ, bạn hiện tại đang có sức khỏe tốt nhưng không có gì đảm bảo rằng bạn vẫn khỏe mạnh như vậy sau 10-20 năm nữa. Vậy nếu bạn đã có một kế hoạch tài chính cho mình thì đến khi không còn khả năng lao động bạn vẫn có thu nhập. Một hợp đồng bảo hiểm hay một tài khoản để dành cho nghỉ hưu là một ý tưởng tốt.

Hay, có rất nhiều công việc có khả năng sẽ bị thay thế bằng máy móc trong tương lai nhưng nếu đã có một kế hoạch cho mình thì điều đó không còn đáng sợ nữa. Một công việc kinh doanh khác bên cạnh chuyên môn chẳng hạn.

Hoặc, công việc của bạn chịu sự tác động bởi nền kinh tế. Giả sử bạn làm trong ngành du lịch nhưng một dịch bệnh toàn cầu xảy ra, kết quả thì bạn cũng đã chứng kiến rồi đấy. Vậy thì một kế hoạch đầu tư độc lập không bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường là một kế hoạch cực kỳ thông minh. Quỹ ETF khá là chắc kèo trong hoàn cảnh này.

TỔNG KẾT

Để tổng kết tôi xin đưa ra một vài lời khuyên để giúp bạn có thể “tự do tài chính” một cách nhanh nhất:

  1. Hãy lập kế hoạch để quản lý chi tiêu và thu nhập của mình một cách chặt chẽ.
  2. Đừng quên lập thêm kế hoạch bảo vệ và gia tăng tài sản của mình.
  3. Giả định những kịch bản rủi ro có thể xảy ra trong nghề nghiệp hay cuộc sống của mình và lập kế hoạch chống lại những rủi ro đó.
  4. Đừng All-In, dù nó có là một khoản đầu tư hay công việc chuyên môn. Hãy có thêm một back-up plan.

Giới thiệu một quyển sách tham khảo nếu bạn thích đọc sách nhé. Tên nó hơi đa cấp nhưng nội dung thì không như vậy: Thịnh vượng tài chính tuổi 30.

Hết rồi, chúc bạn thành công! Hẹn gặp lại ở bài sau.

7 cấp độ đầu tư tài chính

Chắc là bạn cũng đã nghe đến cuốn “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki rồi đúng không. Nhiều lần tôi đã giới thiệu cuốn sách này để bắt đầu nếu bạn có ý định tìm hiểu về tài chính. Trong cuốn sách của mình Kiyosaki có nhắc đến một khái niệm là “7 cấp độ đầu tư”. Vì rất tâm đắc với nó nên nếu bạn chưa có thời gian đọc hết thì không sao. Hôm nay tôi sẽ tóm tắt nhanh nhé.

Quảng cáo

7 cấp độ này được Robert Kiyosaki phát triển dựa trên lý thuyết của John Burley. Tôi sẽ gọi là Level cho vui, bắt đầu nhé.

LEVEL 0 – NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ ĐẦU TƯ

Những người không có gì để đầu tư

Những người này không có tiền để đầu tư. Họ thường tiêu hết những gì kiếm được hoặc thậm chí còn tiêu nhiều hơn. Với những người ở nhóm này thì tiền không bao giờ là đủ. Những người này thường không có một kế hoạch tài chính nào cho mình cho nên việc tiêu xài với họ trở nên không kiểm soát. Đặc điểm chung của nhóm này là họ nghĩ vấn đề của họ sẽ được giải quyết khi có nhiều tiền hơn. Nhưng sự thật là càng có nhiều thì họ càng tiêu nhiều. Và tất nhiên câu trả lời của họ khi đứng trước một cơ hội đầu tư sẽ là “Tôi làm gì có tiền mà đầu tư” hay “Tôi còn chưa đủ tiêu đây này”. Và kết thúc luôn là “Bao giờ giàu tôi sẽ đầu tư ?!?!?”

Ví dụ: tôi lúc trước 20 tuổi

LEVEL 1 – NHỮNG NGƯỜI ĐI VAY

Những người đi vay

Những người này giải quyết vấn đề tài chính của mình bằng cách đi vay. Các hoạt động tài chính của họ là vay chỗ này đập chỗ kia. Mặc dù họ cũng có một số tài sản nhưng số nợ nần của họ lại quá nhiều. Phần lớn là vì họ không có ý thức về tiền bạc và thói quen chi tiêu của mình. Bất cứ thứ gì họ có được như nhà, xe, điện thoại, laptop… đều có các khoản nợ đi kèm.

Họ là nhóm người có thể kiếm được tiền. Đặc điểm nghề nghiệp của những người này là họ gắn bó với một công việc duy nhất. Do đó họ trở nên rất giỏi trong chuyên môn của mình. Nhưng họ không cách xa mấy sự phá sản nếu có một biến động về thị trường hay một tai nạn nghề nghiệp đến với họ. Họ có một vẻ ngoài thành công với rất nhiều tiêu sản đắt tiền nhưng đằng sau đó cũng là những khoản nợ khủng khiếp.

Ví dụ: bạn tôi tên Mạnh

LEVEL 2 – NHỮNG NGƯỜI TIẾT KIỆM

Những người tiết kiệm

Những người này để dành một khoản tiền nhỏ, thường là trên cơ sở định kỳ. Số tiền này có độ rủi ro và lợi nhuận thấp như tài khoản tiết kiệm. Hoặc là họ sẽ gửi nó ở ngân hàng hoặc một quỹ tương hỗ nào đó. Những người này thường tiết kiệm để tiêu dùng hơn là để đầu tư. Ví dụ như tiết kiệm đến khi đủ tiền để mua nhà, mua xe, đi du lịch… Họ rất sợ cho vay và phải nợ nần. Vì thế họ thích tính an toàn của tiền gửi ngân hàng.

Thực chất là trong thời buổi kinh tế hiện nay thì tiết kiệm có thể đem lại thu nhập âm (vì tính lạm phát) nhưng họ vẫn chấp nhận những rủi ro đó. Tất nhiên đến cuối đời họ vẫn sẽ có được một số tài sản nhất định nhưng có vẻ đối với họ thì làm việc là để sống chứ không phải sống là để trải nghiệm. Tuy nhiên, dù sao thì tiết kiệm vẫn tốt hơn nhiều là không làm gì cả hay là đi vay mượn.

Ví dụ: bà ngoại tôi

LEVEL 3 – NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN

Những nhà đầu tư khôn ngoan

Nhóm này có ý thức rõ về nhu cầu đầu tư. Nhìn chung, họ là những người thông minh có nền học vấn vững vàng. Tuy nhiên, họ thiếu kiến thức về đầu tư tài chính hoặc không có sự “tinh vi chuyên nghiệp” của giới đầu tư. Nhóm này được chia ra làm ba loại. Họ đều là những người khôn ngoan, được giáo dục và có thu nhập cao. Họ tham gia hoạt động đầu tư nhưng có nhiều điểm khác biệt.

  1. Nhóm” không thể bị làm phiền”. Những người này luôn tự thuyết phục bản thân rằng họ không hiểu biết về tiền. Họ khẳng định thêm việc đó bằng việc tránh xa việc tìm hiểu về kiến thức tài chính. Những người này chỉ biết để tiền một chỗ hoặc chuyển cho những dịch vụ tài chính. Họ gạt tương lai tài chính ra khỏi đầu óc, ngày qua ngày họ làm việc chăm chỉ và tự nhủ rằng ít nhất thì mình cũng đang kiếm được tiền mà.
  2. Nhóm của những người hoài nghi. Những người này biết hết mọi lý do tại sao một khoản đầu tư sẽ bị thất bại. Họ có vẻ thông minh, lý luận chặt chẽ. Họ thường nhảy vào thị trường khá muộn khi có sự biến động lớn. Họ chờ đợi đám đông hay có chứng cứ rõ ràng về quyết định đầu tư của họ là đúng. Những người này thường có mặt ở khắp mọi nơi, ưa nghe các vụ bê bối để “truyền bá” đi nhưng họ hầu như không có thành quả gì đáng kể về tài chính. Người đa nghi rất dễ khám phá ra những gì sai lầm, đó chính là cách họ tự bảo vệ mình không bị lộ tẩy sự thiếu hiểu biết của mình. Đặc điểm của những người này là mặc dù ý thức được về sự cần thiết của đầu tư tài chính nhưng họ gần như không bao giờ tự mình đầu tư bất cứ cái gì. Những người này thận trọng đến mức tiêu cực, ở đâu có những sự thất bại về đầu tư là ở đó có những người này. Họ xuất hiện ở đó để nói là “Đấy tôi biết ngay mà”.
  3. Nhóm của những người cờ bạc: Trong khi những người ở nhóm “hoài nghi” quá cẩn thận thì những người ở nhóm này không cẩn thận cho lắm. Họ xem xét thị trường chứng khoán và các thị trường đầu tư khác như khi đánh bạc ở sòng bạc. Đó chỉ là việc trông chờ sự may mắn, tung xúc xắc và cầu nguyện. Nhóm này không có các nguyên tắc kinh doanh hay một quy tắc đầu tư nào cả. Thay vì cần phải có sự cần mẫn dài hạn để học hỏi và hiểu biết, họ chỉ quan tâm đến những “mánh” hay những đường tắt. Đặc điểm của nhóm này là muốn đạt kết quả thật cao nhưng phải trong thời gian thật ngắn. Nôm na là thích “giàu nhanh”. Đó là lý do họ thường tham gia vào những loại hình đầu tư mạo hiểm, rủi ro lớn.

Ví dụ: bà bán bún ngan gần nhà tôi – bán hết cửa tiệm mua bitcoin

LEVEL 4 – NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Những nhà đầu tư dài hạn

Những người này biết rất rõ tầm quan trọng của đầu tư. Họ chủ động tham gia vào các quyết định đầu tư của mình. Họ thường có kế hoạch đầu tư dài hạn giúp họ đạt được những mục tiêu tài chính của mình. Nhóm này thường đầu tư cho việc học hành của mình trước khi tham gia vào các hoạt động đầu tư thực sự. Họ nắm chắc lợi thế của hoạt động đầu tư dài hạn và quan trọng nhất là họ biết tìm kiếm tư vấn từ những chuyên gia có kinh nghiệm tài chính. Điều khác biệt lớn nhất của cấp độ này họ đầu tư cho kiến thức trước tiên, vì nếu thiếu nó ranh giới giữa đầu tư và cờ bạc có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.

Ví dụ: bạn bè xung quanh tôi ở thời điểm này

LEVEL 5 – NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ TINH VI

Những nhà đầu tư  tinh vi

Những nhà đầu tư này cố gắng tìm kiếm thật nhiều chiến lược đầu tư lớn và mạo hiểm hơn. Lý do là họ có thói quen làm việc với tiền rất tốt, có một nền móng tài chính vững chắc và có những hiểu biết về đầu tư. Họ có một thành tích chiến thắng dài, có một bề dày kinh nghiệm rút ra từ trong quá khứ.

Những nhà đầu tư này thường kết hợp các khoản đầu tư lại với nhau để đạt được mục đích của mình. Họ chuyên nghiệp ở mức đủ để tham gia mối đầu tư nếu những người bạn level 6 của họ cần vốn. Những người này kiểm soát được tỉ lệ vốn/nợ của mình, có nghĩa là họ thu nhập nhiều hơn so với mức phí sinh hoạt hằng ngày. Họ cẩn thận nhưng không đa nghi, và luôn mở rộng đầu óc của mình.

Những nhà đầu tư này được gọi là chuyên nghiệp là bởi vì họ có dư tiền, có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp mà họ tự tay lựa chọn và một kỷ lục chứng minh những thành công của họ. Họ có thể lắp ráp các khoản đầu tư khác nhau thành một mối đầu tư lớn. Họ nhảy vào thị trường khi người khác nhảy ra. Và tất nhiên họ thường biết khi nào nên nhảy ra. Ở cấp độ đầu tư này, một chiến lược thoát ra còn quan trọng hơn chiến lược nhảy vào. Họ rất rõ ràng về những nguyên tắc hay những quy luật của chính họ về đầu tư. Họ có một kế hoạch và những mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: Warren Buffett

LEVEL 6 – NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ THỰC THỤ

Những nhà đầu tư thực thụ

Rất ít người đạt được cấp độ đầu tư này. Cứ mỗi 100 người thì chưa đầy 1 người là nhà đầu tư thực thụ. Những người này có thể cùng lúc tự rạo ra một cơ hội kinh doanh và một cơ hội đầu tư. Mục đích của những nhà đầu tư thực thụ là tạo ra nhiều tiều hơn bằng tiền, bằng thời gian và tài năng của người khác. Họ là những người góp phần làm cho nước nhà trở thành cường quốc tài chính. Đây chính là những người đã cung cấp tiền để tạo ra việc làm, công việc kinh doanh và hàng hóa, tạo nên một sự phát triển thịnh vượng cho đất nước.

Những nhà đầu tư level 5 chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh cho riêng mình, dùng tiền của mình. Trái lại những nhà đầu tư cấp độ này lại tạo ra cơ hội đầu tư cho mình và những người khác bằng cách sử dụng tài năng và tài chính của người khác. Họ sẽ đi đến những nơi mà hầu hết những người khác đều né tránh, tiếp cận những cơ hội không ai nhận ra. Trò chơi trong cuộc đời họ chính là trò chơi tiền đẻ ra tiền. Cho dù thắng hay thua họ đều nói “Tôi thích trò chơi này”. Và đó chính là những gì tạo nên một nhà đầu tư thực thụ.

Ví dụ: Jeff Bezos

TỔNG KẾT

Trên đây là 7 cấp độ đầu tư đã được Robert Kiyosaki đưa ra trong “Cha giàu cha nghèo”. Hy vọng sẽ giúp cho bạn định vị lại bản thân mình đang ở cấp độ nào. Lời khuyên của tôi là nếu bạn đang ở những level thấp thì hãy cố gắng đạt được level 4 nhanh nhất có thể. Nếu bạn chưa là một người đầu tư dài hạn, bạn hãy tự mình đến đó càng nhanh càng tốt. Điều đó có nghĩa là bạn hãy vạch ra một kế hoạch, kiểm soát những thói quen tiêu xài của mình, giảm mức nợ xuống đến mức tối thiểu. Bậc đầu tư này đòi hỏi sự kiên nhẫn và biết tận dụng thời gian.

Nếu bạn biết đầu tư sớm và đều đặn, bạn có thể trở nên giàu có. Nếu bạn bắt đầu muộn, chẳng hạn khi đã lớn tuổi, thì tỷ lệ thành công và kết quả của bạn sẽ thấp hơn. Bất cứ ai có mục tiêu trở thành nhà đầu tư level 5 hay level 6 đều bắt buộc phải phát triển kỹ năng của mình trước hết ở level 4.

Bạn đang ở level nào và kế hoạch tài chính của bạn thế nào? Hãy chia sẻ với tôi nhé! Hẹn gặp lại ở bài sau.

Lựa chọn cổ phiếu bằng phương pháp Magic Formula

Ở bài này, tôi sẽ nói về phương pháp lựa chọn cổ phiếu của Joel Greenblatt. Ông đặt tên cho phương pháp của mình là Magic Formula. Tất nhiên là nó không có gì kỳ bí và ma thuật cả. Tuy nhiên lợi nhuận trên 30% một năm trong vòng 16 năm thì cũng khá là diệu kỳ đấy chứ. Bắt đầu nhé.

Quảng cáo

JOEL GREENBLATT

Cùng làm quen với cha đẻ của Magic Formula (MF) một chút trước nhé. Joel Greenblatt là một nhà quản lý quỹ, nhà đầu tư và tác giả người Mỹ. Ông là tác giả của cuốn sách “The little book that beats the market”. Sau này được chỉnh lý và phát hành phiên bản thứ 2 dưới tên “The little book that still beats the market”.

Ở Việt Nam cuốn sách này được biết đến với tên “Công thức kỳ diệu chinh phục thị trường chứng khoán”. Trong đó, Greenblatt đã trình bày công trình nghiên cứu về phương pháp lựa chọn cổ phiếu của ông. Bằng cách lựa chọn những công ty tốt nhưng có giá cổ phiếu rẻ. Phương pháp này mang lại cho danh mục của ông mức sinh lời lên đến 33% trong vòng 16 năm (1988-2004). Dưới đây là bảng so sánh kết quả của danh mục MF so với thị trường Mỹ và chỉ số S&P 500.

(Nếu bạn muốn nhận file PDF tiếng Việt của “The book that beats the market” thì để lại email nhé. Tôi sẽ gửi cho bạn ngay.)

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN

Theo Greenblatt, bạn nên quan tâm đến 2 điều khi đầu tư tiền vào một doanh nghiệp:

  1. Mua cổ phần của một công ty với mức giá tốt. Nghĩa là mua một doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn so với giá bạn trả. 
  2. Mua cổ phần của một công ty đang làm ăn tốt. Nghĩa là mua một doanh nghiệp có thể đầu tư tiền của chính mình với tỷ suất sinh lợi cao.

MF được tính toán dựa theo 2 công thức

Trong đó <Click để mở ra>
  • Earnings Yield: Tỷ suất sinh lợi
  • EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
  • Enterprise Value: Giá trị doanh nghiệp
  • ROIC: Khả năng sinh lời của vốn đầu tư
  • Net Fixed Assets: Tài sản cố định
  • Net Working Capital: Vốn lưu động thuần

Sau khi đã có được 2 tiêu chí trên, bạn xếp hạng thứ tự từ cao đến thấp gồm 20-30 công ty. Trong đó, vị trí cao là công ty có lợi nhuận tốt và giá rẻ. Tương tự những công ty có lợi nhuận thấp và giá cao được xếp ở vị trí thấp hơn. Sau đó chia đều số cổ phiếu này để đầu tư từng phần hàng tháng. Sau 1 năm thì bắt đầu bán và đầu tư lại từ đầu.

Ví dụ, bạn lập ra được 1 list gồm 24 công ty và bắt đầu mua vào tháng 3/2021. Như vậy, bạn mua 2 cổ phiếu vào tháng 3/2021, 2 cp vào tháng 4, 2 cp vào tháng 5… cho đến khi mua đủ hết 24 cp là hết 1 năm. Vào tháng 3/2022, bạn bắt đầu bán 2 cp mua từ tháng 3/2021 và mua thêm 2 cp mới, tháng 4/2022 bán 2 cổ phiếu mua từ tháng 4/2022 rồi mua 2 cp mới… cứ như vậy quay vòng liên tục.

MỘT SỐ LƯU Ý

Nêú công thức này hơi phức tạp và bạn cũng không muốn dành thời gian cho nó thì đừng lo. Joel Greenblatt đã cho chúng ta một công cụ để tìm ra những công ty thỏa mãn MF. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ này để sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại trang web chỉ có thể giúp chúng ta lọc được những cổ phiếu của Mỹ.

  • Công thức Magic Formula không đúng với tất cả các công ty. MF chỉ hoạt động với những công ty có vốn hóa 50 triệu đô trở lên.
  • Công thức không hoạt động với những công ty hoạt động trong ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán…) và tiện ích (điện, nước, xăng dầu, khí đốt…)
  • MF chỉ hoạt động hiệu quả khi bạn đầu tư ít nhất từ 3 năm trở lên.
  • Sau khi nắm giữ mỗi mã đủ 1 năm, dù lãi hay lỗ bạn vẫn phải bán để công thức hoạt động đúng.

ỨNG DỤNG MAGIC FORMULA Ở VIỆT NAM

Như đã nói, Joel Greenblatt chỉ cung cấp công cụ giúp tìm kiếm cổ phiếu trên thị trường Mỹ. Đối với những thị trường khác bạn sẽ phải tự tính toán dựa theo hướng dẫn của ông. Nhưng nếu bạn là một nhà đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam thì không phải lo ngại. Tôi nguyện dâng hiến tấm thân này giúp các bạn tìm ra những cổ phiếu tốt theo công thức Magic Formula :P. Cụ thể là hàng tuần tôi sẽ cung cấp những mã cổ phiếu mà tại thời điểm đó đạt yêu cầu của Greenblatt. Những cổ phiếu đó được tôi cập nhật tại nhóm kín, bạn có thể nhắn tin cho tôi để tham gia.

Hy vọng bài viết này đã giải thích được thắc mắc của bạn về cách tôi lựa chọn cổ phiếu. Cũng như lý do tôi không đưa ra điểm cắt lỗ hay chốt lời giống như những phương pháp khác. Việc của bạn chỉ là tuân thủ tuyệt đối Danh mục đầu tư. Sau đó là kiên định thực hiện đúng kế hoạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi cho tôi nhé. Hẹn gặp lại ở bài sau.

Hướng dẫn lập danh mục đầu tư chứng khoán

Lý thuyết đã nhiều rồi, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải chiến đấu thật. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để tính toán và xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với bản thân. Cùng bắt đầu thôi.

Quảng cáo

NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN

Đầu tiên, những thông số cơ bản để xây dựng nên một danh mục đầu tư cho cá nhân bao gồm tuổi bạn, số tiền đầu tư ban đầu, số tiền đầu tư định kỳ, khẩu vị rủi ronợ nần (nếu có). Nhưng phải chú ý một chút trước khi tiếp tục là nếu bạn vẫn đang mắc nợ thì hãy tìm cách trả nợ hết rồi sau đó mới tính đến chuyện đầu tư nhé.

Còn nếu bạn hiện đang thoải mái không có gánh nặng gì thì hãy lập một bảng như dưới đây:

TuổiĐầu tư ban đầuĐầu tư định kỳKhẩu vị rủi ro
3520.000.000 VNĐ10.000.000 VNĐ75

Trên đây tôi lấy ví dụ bạn 35 tuổi, có số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư ngay là 20 triệu. Đồng thời bạn có thể đầu tư định kỳ hàng tháng là 10 triệu và điểm khẩu vị rủi ro tương đối cao ở mức 75 điểm. Bạn hãy tự sửa thông số của mình vào bảng nhé. Phần này để đấy coi như xong.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU

Dựa trên mối liên hệ mang tính biểu tượng giữa cổ phiếu và trái phiếu. Chúng ta tạm lấy thị trường Mỹ làm đối tượng tham khảo dựa trên độ lớn và thời gian hoạt động. Bạn có thể nhìn vào biểu đồ phía dưới:

Trên biểu đồ đường màu cam đại diện cho quỹ SPY – quỹ ETF lâu đời và nổi tiếng nhất của Mỹ. Quỹ SPY mô phỏng theo chỉ số của 500 công ty có giá trị lớn nhất trên thị trường Mỹ. Còn đường màu xanh đại diện cho quỹ TLT – quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số trái phiếu trên 20 năm của bộ tài chính Mỹ. Có thể thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến nay (tôi không tìm được nguồn tra cứu từ trước 2002), cả SPY và TLT đều có xu hướng đi lên. Tuy nhiên, tại một số thời điểm SPY và TLT có hành vi đi ngược chiều nhau. Cụ thể là ở những điểm tôi đánh dấu bằng dấu X màu trắng.

Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến thời điểm 2011. Cứ khi nào TLT đi lên thì SPY đi xuống và ngược lại. Tạm nói nôm na là cứ khi nào trái phiếu đi lên thì cổ phiếu đi xuống và ngược lại. Điều này có thể lý giải tương đối bằng phân tích cơ bản.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, thị trường có xu hướng đi xuống, dẫn đến các công ty làm ăn không hiệu quả. Từ đó, nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi thị trường mạo hiểm như cổ phiếu để chuyển tiền vào thị trường an toàn hơn là trái phiếu. Để rồi sau đó khi thị trường phục hồi trở lại, họ lại rút tiền khỏi thị trường an toàn để quay lại đầu tư vào thị trường mạo hiểm nhưng lợi nhuận cao hơn.

Với niềm tin vào hành vi này, tôi khuyến khích bạn giữ danh mục đầu tư của mình bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Làm như vậy, ta có thể đảm bảo được lợi nhuận của mình lúc nào cũng được tối ưu bất chấp xu hướng hiện tại của thị trường có xấu.

Và xin được hân hạnh bắt đầu với phép tính đầu tiên.

TỶ LỆ GIỮA CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU

Ta cứ tạm giả định, thực ra chúng ta đều mong muốn một điều là tài sản của chúng ta sẽ càng ngày càng gia tăng. Như vậy, tất yếu là tuổi càng trẻ thì tài sản càng ít. Vậy chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận cao. Vì đơn giản thôi, khi còn trẻ ta có thời gian và sức khỏe để có thể bắt đầu lại. Mặt khác, thời gian và cơ hội sẽ giảm đi khi chúng ta nhiều tuổi hơn. Vì vậy việc ưu tiên trong giai đoạn sau của cuộc đời là bảo vệ tài sản của mình.

Giả sử tuổi của bạn là 35, tôi khuyến nghị bạn dành 35% danh mục của mình cho trái phiếu và 65% còn lại dành cho cổ phiếu. Tỷ lệ này sẽ thay đổi hàng năm. Ví dụ năm bạn 36 tuổi thì tỷ lệ là 36% cho trái phiếu và 64% cho cổ phiếu… Tóm lại tuổi càng trẻ thì càng nhiều % cho cổ phiếu, càng già thì càng nhiều % cho trái phiếu. Cứ tính đơn giản như vậy, năm bạn 65 tuổi thì tỷ lệ trái phiếu của bạn lúc này sẽ là 65% và chỉ còn 35% cho cổ phiếu thôi. Nếu mà sống được đến 100 tuổi thì danh mục 100% trái phiếu hết nhé, nếu thất bại thì không còn nhiều cơ hội làm lại đâu. 😛

CỔ PHIẾU AN TOÀN VÀ CỔ PHIẾU MẠO HIỂM

Chúng ta đến với phép toán thứ hai, đó là tỷ lệ giữa cổ phiếu an toàn và cổ phiếu mạo hiểm. Bạn còn nhớ khẩu vị rủi ro của mình chứ. Nếu mà chưa biết thì đọc lại bài này nhé. Tạm giả sử bạn có khẩu vị rủi ro khá cao là 75 điểm và số tiền đầu tư ban đầu là 20 triệu. Như vậy chúng ta có:

  • 35% của 20 triệu là 7.000.000VNĐ cho trái phiếu
  • 65% của 20 triệu là 13.000.000VNĐ cho cổ phiếu

Đến đoạn này yếu tố khẩu vị rủi ro phát huy tác dụng. Nếu điểm rủi ro của bạn là 75 thì chứng tỏ gu của bạn khá mặn. Bạn sẵn sàng chấp nhận mất để được nhiều hơn. Do đó, trong khoản tiền đầu tư cổ phiếu thì tỷ lệ giữa cổ phiếu an toàn và mạo hiểm sẽ là:

  • 75% của 13 triệu là 9.750.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 25% của 13 triệu là 3.250.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Như vậy, với số tiền ban đầu là 20 triệu, bạn nên đầu tư

  • 7.000.000VNĐ cho trái phiếu
  • 9.750.000đ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 3.250.000đ cho cổ phiếu an toàn.

Và hàng tháng với 10 triệu đầu tư thêm cũng theo tỷ lệ như trên, bạn sẽ dùng

  • 3.500.000VNĐ cho trái phiếu
  • 4.875.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm
  • 1.625.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Đến đây tạm nghỉ một chút để tự tính toán trường hợp của mình ra thông số cụ thể rồi hãy đọc tiếp nhé.

Thử làm một bài tập nhỏ để kiểm tra xem mình đã hiểu cách tính chưa. Bạn thử xây dựng danh mục của người trong bảng dưới đây xem nhé:

TuổiĐầu tư ban đầuĐầu tư định kỳKhẩu vị rủi ro
2110.000.000 VNĐ5.000.000 VNĐ22
< Click để xem đáp án >
  • Tuổi 21, suy ra danh mục 21% là trái phiếu, 79% là cổ phiếu
  • Đầu tư ban đầu 10 triệu, suy ra 2.100.000 VNĐ cho trái phiếu và 7.900.000VNĐ cho cổ phiếu
  • Khẩu vị rủi ro là 22, suy ra 22% cổ phiếu là mạo hiểm, 78% cổ phiếu là an toàn. Tương đương 1.738.000VNĐ mạo hiểm và 6.162.000VNĐ an toàn
  • Đầu tư hàng tháng 1.050.000VNĐ cho trái phiếu, 869.000VNĐ cho cổ phiếu mạo hiểm, 3.081.000VNĐ cho cổ phiếu an toàn

Nếu bạn đã tính đúng thì đã hiểu cách tính rồi đấy, nếu chưa thì hãy đọc và làm lại. Nếu còn chưa rõ ở phần nào thì hãy hỏi tôi nhé. Chúng ta sẽ đi đến phần tiếp theo.

*Lưu ý: Càng ngày khẩu vị rủi ro của bạn sẽ càng có xu hướng tăng lên. Vì lúc này theo thời gian tồn tại trên thị trường, kiến thức và bản lĩnh đầu tư của bạn ngày một phát triển. Vậy để đảm bảo danh mục theo sát thực tế của cá nhân. Bạn nên test lại khẩu vị rủi ro của mình mỗi 3 tháng một lần.

ĐẶT LỆNH ĐẦU TƯ

Sau khi đã có tỷ lệ phân bổ các danh mục của mình. Chúng ta cần giữ kỷ luật và duy trì kế hoạch đầu tư định kỳ và dài hạn. Trước tiên, bạn cần xác định một ngày cố định hàng tháng để đặt lệnh đầu tư. Với tôi đó là ngày mùng 5 đầu tháng.

Trước tiên với trái phiếu, hiện nay trên thị trường có 2 loại hình đầu tư là trái phiếu doanh nghiệp và quỹ mở trái phiếu. Vẫn lấy ví dụ bạn là người 35 tuổi ở phía trên. Sau khi đã đầu tư ban đầu với số vốn 20 triệu theo tỷ lệ rồi. Việc bạn làm vào ngày mùng 5 hàng tháng sau đó là dùng 3.500.000VNĐ để mua trái phiếu.

Đầu tiên hãy mở phần trái phiếu doanh nghiệp ra kiểm tra xem hiện tại có trái phiếu nào trả trái tức lớn hơn hoặc bằng 8% một năm không. Nếu có bạn có thể đặt mua luôn hết 3.500.000VNĐ. Nếu không có trái phiếu nào ngon miệng, hãy dùng 3.500.000VNĐ để mua quỹ TCBF. Lý do là dựa trên hiệu quả hoạt động, quỹ TCBF luôn cho lãi suất từ 8% một năm trở lên. Vì vậy nếu không có trái phiếu lẻ nào hơn 8% thì ta cứ chọn TCBF mà múc. Bạn có thể xem hướng dẫn ở video bên dưới.

Tiếp theo, với 6.500.000VNĐ đầu tư cho cổ phiếu. Bạn sẽ dùng 4.875.000VNĐ để mua cổ phiếu mạo hiểm và 1.625.000VNĐ để mua cổ phiếu an toàn. Với cổ phiếu an toàn, tôi đã chia sẻ trong bài Lựa chọn quỹ đầu tư. Bạn chỉ việc chia đều tiền ra để mua cả 5 quỹ. Tuy nhiên, hiện nay UBCK nhà nước đã thay đổi việc đặt lệnh tối thiểu là 100 cổ phiếu. Nên nếu bạn không đủ tiền để mua hết cả 5 mã thì mua ít hơn cũng được. Tháng này mua mã này rồi thì tháng sau mua mã khác. Cứ mua đến khi đủ 5 mã thì lại quay vòng mua lại từ đầu.

Tiếp theo, số tiền 4.875.000VNĐ sẽ dùng để mua cổ phiếu mạo hiểm. Những mã mạo hiểm này tôi sẽ cung cấp vào hàng tuàn trong nhóm kín, bạn có thể gửi tin nhắn riêng cho tôi để tham gia. Tôi lựa chọn những cổ phiếu mạo hiểm này dựa trên phương pháp Magic Formula của Joel Greenblatt. Phần này khá chi tiết, tôi sẽ thực hiện một bài riêng trong thời gian sớm nhất. Nhắc lại là nếu bạn không đủ tiền mua hết tất cả các mã thì mua ít hơn cũng không sao cả. Tháng sau ta lại mua mã khác. Hướng dẫn đặt lệnh cổ phiếu bạn có thể xem ở video dưới:

NHỮNG LƯU Ý KHÁC

Chính vì tương quan giữa độ tuổi và tỷ lệ danh mục đầu tư. Tôi đã đang và luôn khuyến khích bạn hãy đầu tư sớm nhất khi có thể nhất là khi bạn còn trẻ. Vì cơ hội đạt được lợi nhuận là vượt trội hơn rất nhiều so với rủi ro.

Thêm nữa, tôi có niềm tin rằng chúng ta đã đến thời điểm được gọi là thế kỷ của Châu Á. Thậm chí có thể coi như thế kỷ của Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự phát triền đáng ngưỡng mộ. Bằng chứng là rất nhiều tập đoàn tài chính lớn đã chuyển dịch từ những nền kinh tế lâu đời như Mỹ và Châu Âu để dành một phần lớn danh mục cho thị trường Việt Nam.

Luận điểm thứ ba là, nếu theo chu kỳ khoảng 10 năm của nền kinh tế. Nếu lấy mốc năm 2008 – cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta đã có cuộc khủng hoảng tiếp theo vào năm 2020. Như vậy có thể lạc quan mà nói rằng năm 2021 có thể sẽ là năm đầu tiên của làn sóng tăng trưởng trở lại. Tôi tin rằng không thời điểm nào tốt hơn để đầu tư hơn là năm nay. Rất hy vọng thời điểm này sẽ là lúc chúng ta có thể nói “thời tới cản không kịp”.

Cuối cùng tôi xin nhắc lại quan điểm đầu tư của mình. Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực mạo hiểm đòi hỏi sự kiên nhẫn, tâm lý cũng như kỷ luật. Vì vậy xin trích dẫn lại lời của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett:

Nếu bạn không sẵn sàng để sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm, thì đừng nghĩ về việc sở hữu nó trong 10 phút.

Vậy nên hãy tin tưởng và giữ vững lập trường đầu tư của mình. Luôn đảm bảo quản lý vốn chắc chắn và quản lý danh mục thật kỷ luật.

Cuối cùng xin chúc bạn và tôi thật nhiều may mắn và hẹn bạn ở những nội dung tiếp theo.

Lựa chọn quỹ đầu tư

  • UPDATE 09/12/2021: Thêm 2 quỹ mới là FUEMAV30 và FUEIP100
  • UPDATE 09/09/2023: Thêm 1 quỹ mới là FUEDCMID

Nếu bạn muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán mà chưa có nhiều kiến thức hoặc đơn giản là không có thời gian để học thì phải làm thế nào? Câu trả lời là hãy đầu tư vào quỹ. Ở bài này tôi sẽ giải thích về định nghĩa về quỹ đầu tư. Và cách lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp với bạn.

Quảng cáo

PHÂN BIỆT QUỸ ĐẦU TƯ

Bạn có thể hình dung thế này, quỹ đầu tư sinh ra để dành cho những nhà đầu tư ít kinh nghiệm hoặc không muốn dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu về thị trường. Quỹ đầu tư thường được quản lý bởi những công ty quản lý quỹ. Công ty này sẽ lập nên một ban điều hành quỹ để ra quyết định đầu tư. Thường thì sẽ là những chuyên gia về tài chính. Việc của bạn là đưa tiền cho họ để họ đầu tư, lãi thì được hưởng, lỗ thì…à mà thôi :D. Về quỹ đầu tư, sẽ có hai loại chính mà bạn cần phải nhớ đó là Quỹ tương hỗ (Mutual Fund) và Quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Trong quỹ tương hỗ sẽ chia nhỏ thành hai loại là Quỹ mở và Quỹ đóng.

Vậy Quỹ mở, Quỹ đóng và Quỹ ETF khác nhau như thế nào. Bạn có thể so sánh bằng bảng ở dưới đây

QUỸ ĐÓNGQUỸ MỞQUỸ ETF
Quyết định đầu tưChủ độngChủ độngBị động
Thời gian hoạt độngCó giới hạnKhông giới hạnKhông giới hạn
Quy môCó giới hạnKhông giới hạnKhông giới hạn
Thanh khoảnThấpCaoCao
Biến động giáCaoThấpTheo thị trường
Phí quản lýCaoCao Thấp

Như đã nói ở trên, cả Quỹ đóng và Quỹ mở đều là Quỹ tương hỗ nên về bản chất là quyết định đầu tư sẽ được quyết định chủ động bởi ban điều hành quỹ. Danh mục đầu tư sẽ được quyết định chủ động bởi ban điều hành quỹ. NHƯNG sẽ thế nào nếu họ quyết định sai? Bạn có thể nói rằng họ là chuyên gia nhưng chuyên gia thì cũng là con người. Mà con người thì có cảm xúc. Cảm xúc lại là yếu tố sống còn trong game tài chính này. Điều gì sẽ xảy ra khi sáng hôm đó trước khi đi làm, anh giám đốc quỹ của chúng ta bị vợ mắng vì quên rửa bát tối hôm qua. Liệu quyết định đầu tư ngày hôm đó của anh có còn chuẩn như ngày hôm trước.

Đùa thôi, chắc là làm giám đốc quỹ thì không còn phải rửa bát nữa đâu. Nhưng còn một yếu tố quan trọng khác nữa là chi phí. Chắc chắn là không có chuyện bạn cứ thản nhiên đầu tư vào quỹ mà không phải trả đồng nào. Chính vì yếu tố quản lý chủ động nên bạn sẽ phải trích một phần tiền của mình để giúp ban điều hành quỹ giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Thực ra là bạn cũng không cần phải nhớ cái bảng trên làm gì đâu. Tôi vẽ ra cho pro ấy mà. Thế nên bạn chỉ cần quan tâm đến 3 yếu tố là Quyết định đầu tư, Thanh khoản và Phí quản lý thôi. Quỹ tương hỗ thì như vậy, thế còn quỹ ETF thì thế nào?

QUỸ ETF

Để khắc phục những hạn chế của Quỹ tương hỗ, nhân loại đã phát minh ra một loại quỹ đầu tư tên là ETF – Exchange Traded Fund , hay chúng ta có thể gọi thân thương là Quỹ hoán đổi danh mục. Mục đích của quỹ ETF là mô phỏng lại một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa… Ban điều hành quỹ sẽ không làm gì khác ngoài việc mua bán làm sao để quỹ mô phỏng chính xác nhất giá trị của chỉ số mà quỹ đó đầu tư. Ví dụ, quỹ SPY sẽ mô phỏng theo chỉ số S&P500 (500 công ty vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ). Hoặc quỹ VFMVN30 sẽ mô phỏng theo chỉ số VN30 (30 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam).

Chính vì việc đầu tư một cách thụ động như vậy nên phí quản lý của những quỹ ETF này rất rẻ, thậm chí có trường hợp bằng 0. Và thường thì những quỹ ETF này sẽ mô phỏng những chỉ số lớn và phổ biến nên tính thanh khoản cũng rất cao. Bạn có thể đặt lệnh mua bán và có thể khớp lệnh gần như ngay lập tức nếu giá bạn đưa ra là hợp lý.

Có thể nói ngắn gọn rằng, nếu tính cả thị trường chứng khoán là một trường đua ngựa và bạn là một người đến trường đua để đánh cược. Thay vì việc đặt cược vào một vài con ngựa – tương ứng là một vài công ty và hy vọng sẽ có tiền khi những con ngựa đó cán đích. Thì tôi chỉ cho bạn cách đặt cược vào cả cái trường đua đó luôn, ở đây chính là cả thị trường chứng khoán. Bạn nghĩ xem, nhà cái đâu cần quan tâm đến con ngựa nào sẽ chiến thắng đúng không. Vì dù thắng hay thua thì cái trường đua đấy vẫn kiếm được tiền.

Đó là bản chất của quỹ ETF, thay vì dồn tiền mua một vài công ty với tổng số tiền bỏ ra ban đầu là rất lớn thì chúng ta chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để mua cả thị trường luôn. Có ngay ví dụ thực tế đây, chúng ta điểm qua giá của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam:

  • SAB – Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài gòn: 198.200đ/cổ phiếu
  • VJC – Công ty cổ phần hàng không Vietjet: 126.500đ/cổ phiếu
  • MWG – Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động: 121.800đ/cổ phiếu
  • VIC – Tập đoàn Vingroup: 111.800đ/cổ phiếu
  • VCB – Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam: 104.800đ/cổ phiếu

Như vậy với chỉ 5 công ty trên thôi. Nếu bạn chỉ mua số lượng tối thiểu thì bạn sẽ phải bỏ ra

  • 19.820.000đ cho SAB
  • 12.650.000đ cho VJC
  • 12.180.000đ cho MWG
  • 11.180.000đ cho VIC
  • 10.480.000đ cho VCB

Tổng là 66.310.000 cho 500 cổ phiếu của những công ty trên. Thế nhưng nếu bỏ cùng 1 số tiền như vậy thì bạn được sở hữu khoảng 3450 chứng chỉ quỹ. Nhưng không phải chỉ 5 công ty ở trên mà là 30 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam nếu bạn mua quỹ VN30. Tuyệt vời nhỉ, tiếp theo là lựa chọn quỹ ETF để đầu tư thôi.

QUỸ ETF TẠI VIỆT NAM

Nếu như bạn đã đồng tình với những ý kiến của tôi ở trên thì ở phần này tôi sẽ chia sẻ với bạn những quỹ ETF ở Việt Nam mà tôi cho rằng phù hợp để đầu tư.

  • QUỸ VFMVN30

Mục tiêu của Quỹ VFMVN30 là mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số tham chiếu VN30 sau khi trừ đi chi phí của Quỹ. Chỉ số VN30 là chỉ số giá do Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và quản lý, bao gồm 30 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSX), có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn hàng đầu.

Giá hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ VFMVN30 là 19.220đ/ccq. Với lệnh mua tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ bạn chỉ cần bỏ ra 1.922.000đ và được sở hữu cổ phiếu của 30 công ty

  • QUỸ SSIAM VNX50

Chỉ số VNX50 là chỉ số giá bao gồm 50 mã cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX). Chỉ số VNX50 bao gồm 50 công ty có giá trị vốn hóa, tính thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu trong rổ cổ phiếu VNX Allshare. Tỉ lệ vốn hóa tối đa áp dụng cho mỗi cổ phiếu trong Chỉ Số VNX50 là 10%. Chỉ số VNX50 được xem xét điều chỉnh định kỳ 6 tháng/lần. Chỉ số VNX50 đại diện cho 75% vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giá hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ SSIAMVNX50 là 16.700đ/ccq. Với lệnh mua tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ bạn chỉ cần bỏ ra 1.670.000đ và được sở hữu cổ phiếu của 50 công ty

  • QUỸ VNFINLEAD

Chỉ số VNFIN LEAD là chỉ số bao gồm tối thiểu 10 cổ phiếu, được lựa chọn từ các cổ phiếu thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính – VNAllShare Financials index (viết tắt VNFIN) đạt tiêu chí lựa chọn với giới hạn tỷ trọng 15% đối với cổ phiếu đơn lẻ, có giá trị giao dịch tối thiểu 10 tỷ đồng và tỷ suất quay vòng tối thiểu 0,1%. Chỉ số VNFIN LEAD đại diện cho 25% vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giá hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ VNFINLEAD là 15.010đ/ccq. Với lệnh mua tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ bạn chỉ cần bỏ ra 1.501.000đ và được sở hữu cổ phiếu của 11 công ty

  • QUỸ VFMVN DIAMOND

Quỹ VFMVN DIAMOND được mô phỏng dựa theo chỉ số VN DIAMOND. Cụ thể, chỉ số VN Diamond sẽ lấy 10-20 cổ phiếu thành phần có giá trị vốn hóa tối thiểu từ 2.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 5 tỷ đồng/ngày đối với cổ phiếu thuộc VNAllshare (hoặc giá trị vốn hóa tối thiểu 5.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 15 tỷ đồng/ngày trong trường hợp cổ phiếu không thuộc VNAllshare).

Đồng thời, các cổ phiếu được xem xét vào chỉ số phải có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 95% hạn mức FOL được phép và giá trị vốn hóa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được không lớn hơn 500 tỷ đồng. Giới hạn tỷ trọng vốn hoá của các cổ phiếu trong VN-Diamond là 15% đối với từng cổ phiếu và 40% đối với các cổ phiếu có cùng nhóm ngành.

Giá hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ VFMVN DIAMOND là 18.250đ/ccq. Với lệnh mua tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ bạn chỉ cần bỏ ra 1.825.000đ và được sở hữu cổ phiếu của 13 công ty

  • QUỸ VN100

Quỹ ETF VN100 là quỹ hoán đổi danh mục mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu VN100. Chỉ số VN100 là chỉ số thị trường được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) xây dựng, bao gồm 100 cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu đáp ứng điều kiện tham gia vào bộ chỉ số.

Mục tiêu của VN100 là bám sát chỉ số VN Index nhất so với các chỉ số ETF khác bằng cách tiếp cận được cổ phiếu của top công ty lớn ở Việt Nam. Danh mục của VN100 tiếp cận 85% thị trường chứng khoán Việt Nam (VN Index) và nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu.

Giá hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ VN100 là 14.830đ/ccq. Với lệnh mua tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ bạn chỉ cần bỏ ra 1.483.000đ và được sở hữu cổ phiếu của 100 công ty

ĐẦU TƯ QUỸ ETF NHƯ THẾ NÀO

Với kinh nghiệm cá nhân của mình tôi cho rằng hiện nay ở thị trường Việt Nam có 7 quỹ ETF ở trên rất tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên 7 quỹ này lại được quản lý tại những công ty khác nhau. Từ đó dẫn đến việc giao dịch và sở hữu ở nhiều tài khoản khác nhau khá phức tạp. Nhưng tin vui là cả 7 quỹ này đều đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, nên bạn có thể mua bán đơn giản như một mã cổ phiếu bình thường. Mã niêm yết của những quỹ này lần lượt là:

  • Quỹ VFMVN30 – Mã niêm yết là E1VFVN30.
  • Quỹ SSIAM VNX50 – Mã niêm yết là FUESSV50.
  • Quỹ VNFINLEAD – Mã niêm yết là FUESSVFL.
  • Quỹ VFMVN DIAMOND – Mã niêm yết là FUEVFVND.
  • Quỹ VN100 – Mã niêm yết là FUEVN100.
  • QUỸ MAFMVN30 – FUEMAV30 (Cùng theo dõi chỉ số VN30 giống E1VFVN30 nhưng giá hiện tại đang rẻ hơn)
  • QUỸ IPAAMVN100 – FUEIP100 (Cùng theo dõi chỉ số VN100 giống FUEVN100 nhưng giá hiện tại đang rẻ hơn)

Như vậy việc bạn cần làm chỉ là phân bổ ngân sách đầu tư của mình và đặt lệnh chia đều cho 5 mã ở trên hàng tháng. Hàng năm hãy kiểm tra lại danh mục của mình, nếu bạn cần tiền thì có thể bán bớt một phần danh mục sao cho danh mục còn lại vẫn lãi 8%. Ví dụ, bạn đầu tư 100 triệu trong năm vừa qua, giả sử cuối năm bạn lãi được 12 triệu (tương đương 12%) thì bạn có thể bán đi 4 triệu (tương đương 4%). Giữ lại 8 triệu (tương đương 8%) để danh mục sinh lãi kép 8%. Nếu cuối năm bạn lãi được 9% thì chỉ được bán đi 1 triệu (1% thôi). Nếu không cần đến tiền thì không phải bán làm gì cả.

Giả sử danh mục lỗ thì sao, càng vui chứ sao. Danh mục lỗ tức là giá của chứng chỉ quỹ thấp xuống, bạn hãy cứ vui vẻ mà mua hàng sale thôi. Bạn nhớ không, bạn đang đặt cược vào cả thị trường chứng khoán mà. Tin vui là theo thống kê thì thị trường chứng khoán dù có xuống dốc cũng chỉ mất 2 năm để hồi phục thôi. Giả sử trường hợp đó xảy ra thì bạn được mua đồ sale trong cả 2 năm luôn đấy.

TỔNG KẾT

Viết dài quá sợ bạn nản, hoặc là nếu lười đọc quá thì tôi tổng kết ngắn gọn ở đây nhé:

  1. Quỹ ETF là quỹ đầu tư thụ động theo sát thị trường chứng khoán
  2. Quỹ ETF dành cho nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường chứng khoán và muốn đầu tư an toàn lợi nhuận tốt
  3. 7 quỹ ETF tốt ở thị trường Việt nam có mã là E1VFVN30, FUESSV50, FUESSVFL, FUEVFVND, FUEVN100, FUEMAV30, FUEIP100, FUEDCMID (Cập nhật ngày 09/09/2023)
  4. Hàng tháng dùng ngân sách đầu tư của mình chia đều và đặt lệnh 5 mã ở trên.
  5. Sau 1 năm khi danh mục có lãi, nếu bạn cần tiền thì hãy bán một phần chứng chỉ đi. Phần còn lại để lãi kép tiếp tục sinh lời.
  6. Tập trung làm tốt công việc chính của mình và để quỹ ETF làm việc của nó.

Cuối cùng là chúc bạn may mắn với danh mục đầu tư của mình, nếu bạn chưa biết mở tài khoản chứng khoán ở đâu thì có thể tham khảo bài này nhé. Hẹn gặp lại ở bài sau!

Xem thêm: