Tiết kiệm tiền thế nào

Tiết kiệm tiền thì không giàu lên được nhưng chắc chắn phải làm vì nó sẽ giúp chúng ta không bị nghèo đi. Tiết kiệm bảo dễ thì dễ mà khó thì cũng khó. Tôi sẽ chia sẻ cách tiết kiệm của mình dưới đây.

Tiết kiệm thì phải gửi ngân hàng, chứ đừng cất ở nhà bạn nhé. Lãi suất ngân hàng dù nhỏ nhưng vẫn còn hơn nhiều là không có. Tôi thì cứ chọn kỳ hạn nào có lãi suất cao nhất để gửi, lúc được 6% lúc được 7% cũng không quan trọng lắm. Mỗi tháng gửi 5% thu nhập vào tài khoản tiết kiệm. Tính đến bây giờ cũng có một vài cái tài khoản tiết kiệm online.

Quảng cáo

LÃI KÉP

Nếu bạn chưa biết đến lãi kép thì Albert Einstein đã từng nói lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ví dụ bạn có 100.000.000 gửi ngân hàng với lãi suất 6%/năm thì sau 1 năm bạn sẽ có 106.000.000, nếu không rút lãi ra để tiếp tục đáo hạn thì sang năm thứ 2 sẽ có thêm 6% nữa là 112.360.000, năm thứ 3 là 119.101.600… Bạn rảnh thì bấm máy tính hoặc tạo excel để thấy con số đấy sẽ auto biến thành khổng lồ như thế nào sau từng năm nhé. Ngoài ra có 1 công thức tính khá hay để bạn tính nhanh ở dưới đây

CÔNG THỨC 72

Công thức 72 là một công thức dùng để tính lãi kép, bạn sẽ biết sau bao nhiêu năm thì số tiền gửi ban đầu của mình sẽ x2 nếu sử dụng lãi kép. Đơn giản bạn lấy 72 chia cho số lãi suất sẽ ra số năm. Ví dụ bạn gửi 100 triệu với lãi 6%/năm thì sau 12 năm (72/6) bạn sẽ có 200 triệu, gửi với lãi 8% thì chỉ cần 9 năm (72/8) bạn sẽ có 200 triệu… Rình rình lúc gần tết ngân hàng huy động tiền có khi gửi được lãi suất cao thì số năm để x2 tài khoản sẽ giảm xuống. Số tiền lớn thế nào bạn cũng đã biết rồi đấy, giờ chỉ có cam kết với bản thân là không rút tiền sớm thôi.

TÀI KHOẢN TRIỆU ĐÔ

Bạn còn nhớ bài này chứ, ở bài đó tôi chia ra thu nhập của mình 5% cho tài khoản dự phòng và 5% cho tài khoản tiết kiệm. Tài khoản dự phòng cũng gửi ngân hàng vậy thì nó khác tài khoản tiết kiệm ở chỗ nào.

Tài khoản dự phòng với đúng cái tên của nó là để dự phòng khi có rủi ro xảy ra, tôi sẽ rút tiền ở đây để sử dụng. Tài khoản này lập ra không phải với mục đích lấy lãi suất cao nên tôi thường gửi nó với kỳ hạn ngắn 6 tháng – 1 năm và tôi chấp nhận lãi suất thấp để có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Tài khoản tiết kiệm thì khác, tôi đặt tên nó là “Tài khoản triệu đô”, lý do của nó thì từ đây Tóm lại tài khoản này sẽ giúp tôi trở thành người giàu – trở thành triệu phú. Bạn có thể gọi nó bằng bất cứ cái tên nào thú vị, ví dụ Tài khoản Ironman, Tài khoản thần long đại hiệp hay Tài khoản bánh bao xá xíu… Bất kể là thu nhập từ nguồn nào tôi cũng đều đặn trích 5% để gửi vào đây và chọn kỳ hạn có lãi suất cao nhất. Tôi tự cam kết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không rút ra, luôn chọn phương án lãi nhập gốc để hưởng lãi kép. Nhìn vào số dư của tài khoản này là bạn biết mình còn thiếu bao nhiêu để thành người giàu đấy.

LUÔN TỐI ƯU HÓA TIỀN CỦA MÌNH

Còn một cách nữa cũng giúp tiền của bạn được tối ưu hóa, đó là gửi tiết kiệm cả với những khoản chi định kỳ. Ví dụ, bạn phải trả 5 triệu tiền thuê nhà một tháng nhưng sẽ đóng 3 tháng một lần. Vậy thì hãy gửi 15 triệu tiền thuê nhà vào tài khoản tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng chứ đừng chờ đến hạn đóng tiền nhà mới xoay 15 triệu để đóng. Cách làm này thực chất không nhằm mục đích tạo thêm tiền vì số tiền gửi kỳ hạn ngắn sẽ không có lãi suất nhiều lắm. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn rèn luyện được thói quen kỷ luật để quản lý dòng tiền của mình và còn sẽ giúp bạn không tiêu vào số tiền mình dự chi.

TIẾT KIỆM TIỀN THỤ ĐỘNG

Nếu cách tiết kiệm chi tiêu đối với bạn khó quá thì tôi sẽ chia sẻ một mẹo tiết kiệm tiền mà theo tôi là dễ nhất thế giới. Tôi gọi nó là cách tiết kiệm thụ động và đã thực hành nó được 3 năm nay. Không nỗ lực – không cố gắng nhưng mỗi tháng số tiền tiết kiệm được có thể làm bạn ngạc nhiên đấy.

Cách thức như sau, mỗi khi có tiền lẻ lập tức tiết kiệm ngay. Bạn có thấy là thói quen của mọi người là tiêu tiền lẻ trước cho gọn rồi mới tiêu đến tiền lớn phải không? Tôi thì khuyên bạn hãy làm điều ngược lại. Nếu bạn có tiền lẻ hãy cất ngay đi, và chỉ tiêu tiền lớn thôi. Với tôi thì tiền lẻ là những mệnh giá 1.000, 2.000, 3.000, 5.000 và 10.000đ. Các bạn có thể tự quy định với mình thì bao nhiêu là tiền lẻ, kể cả 20.000 hay 50.000 nếu bạn muốn. Vậy là mỗi lần uống trà đá tôi thường trả bằng tờ 20.000đ và chắc chắn có 17.000đ tiền tiết kiệm. Tương tự mỗi lần gửi xe tôi tiết kiệm được 15.000đ.

Đây là cách tiết kiệm mà tôi gọi là thụ động. Thoạt nghe thì có thể thấy là nhỏ nhưng chỉ với những hoạt động hàng ngày như uống trà đá và gửi xe mà mỗi tháng tôi có thể tiết kiệm được tiền triệu với không một chút nỗ lực nào.

Ngoài ra hãy tự quy định một ngày trong tuần không được tiêu bất cứ một khoản tiền nào. Tất nhiên những khoản như tiền vé xe, sửa xe hỏng dọc đường… thì có thể được chấp nhận. Với tôi đó là ngày thứ 3, tôi sẽ không tiêu gì vào thứ 3 cả. Riêng thứ 3 thì mang đồ ăn đi làm và tất nhiên tôi từ bỏ niềm đam mê trà đá của mình vào ngày này. Thường thường sau khoảng 3 tháng tôi sẽ tổng kết và mang gửi vào tài khoản Thần long đại hiệp của mình. Lại một lần nữa, đây là một việc làm giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật. Hãy thử xem mình giữ được kỷ luật trong bao lâu nhé.

Số tiền tôi tiết kiệm 2 tháng vừa rồi, không bạn lại bảo chém.

TỔNG KẾT

Tổng kết lại những vấn đề chính của hôm nay:

  1. Luôn lựa chọn lãi nhập gốc khi gửi ngân hàng để hưởng lãi kép.
  2. Luôn tối ưu hóa tiền của mình đối với cả những khoản chi định kỳ.
  3. Hãy sử dụng cách tiết kiệm tiền thụ động.

Bài hôm nay dừng ở đây, hôm sau sẽ đến với việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Thế nào là giàu

Giàu có dường như là ước muốn của rất nhiều người, tiền không mua được hạnh phúc nhưng tiền có thể mua được những thứ khiến ta hạnh phúc bạn nhỉ. Hình như để lựa chọn giữa giàu và nghèo thì ngay cả những người cao đạo nhất cũng chọn giàu có thì phải (chỉ là họ có thừa nhận hay không thôi). Có vẻ xã hội đã dạy chúng ta một vài bài học sai lầm về tiền, về bản chất thì tiền không có gì xấu, chỉ có những cách xấu để làm ra tiền thôi. Tôi không tôn sùng những người giàu có nhưng tuyệt đối không khinh miệt những người nghèo khổ vì thế tôi mong chúng ta ai cũng sẽ trở nên giàu có theo cách mà mình muốn. Tất nhiên tôi chỉ bàn về giàu có vật chất thôi bạn nhé, còn giàu trí tuệ, giàu tình cảm hay giàu lòng nhân ái… thì xin bàn vào khi khác vậy.

Đồng ý là giàu có vật chất rồi nhưng thế nào là giàu thì hình như không phải ai cũng biết. Ai cũng tuyên bố rằng tôi sẽ trở nên giàu có nhưng giàu có là thế nào thì họ không nói được. Giàu có phải là nhiều tiền không nhỉ? Nếu là nhiều thì bao nhiêu mới là nhiều đây? Có thu nhập 50 triệu/tháng, có tài khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng hay có xe Mercedes? Bạn hãy dừng lại ở đây và viết xuống một con số đi. Tôi sẽ đưa câu trả lời ở cuối bài.

Dù chưa biết có bao nhiêu tiền là giàu nhưng chắc bạn phải đồng ý với tôi một điều đơn giản là

“GIÀU = KHÔNG NGHÈO”

Đơn giản như vậy thôi, muốn giàu lên thì trước tiên đừng làm cho mình nghèo đi. Muốn không nghèo đi thì phải tránh những rủi ro có thể khiến bạn mất tiền. Những rủi ro này có thể là bệnh tât, thất nghiệp, tai nạn… Có 2 giải pháp cho những rủi ro này là “Tài khoản rủi ro” và “Tài khoản bảo hiểm”.

Trước hết là “Tài khoản rủi ro”, bạn còn nhớ về phương pháp Quản lý tài chính cá nhân tôi đã chia sẻ chứ, tôi dùng 5% thu nhập hàng tháng cho khoản rủi ro. Khoản tiền này sẽ được dùng khi tôi thất nghiệp, mắc bệnh hoặc bất cứ điều gì khiến tôi không thể kiếm thêm thu nhập. Hãy lập “Tài khoản rủi ro” này ngay bây giờ và bắt đầu cho tiền vào đó. Tài khoản này được coi là an toàn với số tiền có thể giúp bạn sinh tồn từ 6-12 tháng. Ví dụ: Để sinh sống cơ bản và không hưởng thụ, bạn cần sử dụng 5 triệu/tháng thì bạn phải có 1 tài khoản ít nhất là 30 triệu để sống trong 6 tháng nếu chẳng may không thể có thu nhập hoặc mất việc. Ở thời điểm viết bài, tài khoản này giúp tôi có thể sinh tồn trong 8 tháng. Tài khoản này tôi chấp nhận gửi ngân hàng với lãi suất thấp vì kỳ hạn ngắn để có thể rút ra bất cứ lúc nào gặp tình trạng khẩn cấp.

Thứ hai là “Tài khoản bảo hiểm”, nếu bạn đang làm việc trong các cơ quan hay doanh nghiệp chính thống thì không cần lo lắm vì lương tháng của bạn đã được trích một phần để đóng Bảo hiểm xã hội, khẳng định rằng đây là quyền lợi của cá nhân và cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Dù có thể nói rằng Bảo hiểm xã hội sẽ không cho bạn lợi ích về kinh tế nhưng hãy nhớ mục đích của Bảo hiểm là Bảo hiểm lợi ích chứ không phải sinh lời. Ngoài ra, Bảo hiểm y tế cũng là một khoản không thể thiếu, 80% thời gian bạn sẽ không dùng đến nó nhưng thử một lần đi bệnh viện không có bảo hiểm y tế xem, bạn sẽ ước “giá như” đấy…

Cuối cùng trong tài khoản bảo hiểm, lời khuyên của tôi là hãy dành một khoản nữa cho Bảo hiểm nhân thọ. Dù bạn hay những người xung quanh chưa hoặc có thể đã từng gặp những trải nghiệm không tốt với Bảo hiểm nhân thọ thì xin khẳng định rằng Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực được Luật pháp Việt Nam công nhận và người sử dụng Bảo hiểm nhân thọ luôn luôn được Luật pháp bảo vệ. Hãy sáng suốt và tỉnh táo vì những trải nghiệm không hay chỉ xuất phát từ cá nhân tư vấn bảo hiểm chứ chưa bao giờ đến từ những công ty cung cấp bảo hiểm. Khác với Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm nhân thọ lại có khả năng sinh lời thực sự, phí bảo hiểm sẽ được hoàn lại cộng thêm một khoản lãi khá tốt sau khi hết hợp đồng bảo hiểm. Vì lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ rất phức tạp cả về số lượng và chất lượng thông tin nên tôi sẽ chia sẻ sâu hơn trong một bài khác, có thể sẽ có cả những tip trong việc mua bảo hiểm nhân thọ. Tóm lại đóng bao nhiêu thì hợp lý? Với trường hợp của tôi, tôi cũng dùng 5% thu nhập hàng tháng. Tất nhiên hơi khác một chút, không phải mỗi tháng tôi sẽ lấy 5% để đóng mà để dành mỗi tháng 5% đến lúc đủ giá trị một hợp đồng tối thiểu thì sẽ đóng. Tính đến nay tôi có 3 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với tổng phí đóng mỗi năm là xx triệu.

Rồi, cuối cùng là con số để được tính là giàu. Để bắt đầu được xếp vào hàng ngũ của những người giàu thì bạn phải là Triệu phú – Triệu phú đô la chứ không phải triệu phú Việt Nam Đồng bạn nhé.

“1 TRIỆU ĐÔ”

1 triệu đô la Mỹ bạn nhé, tương đương với 23.442.500.000 Việt Nam Đồng ở thời điểm viết bài này. Đây là con số tối thiểu để trở thành triệu phú và là con số biểu tượng mà bất cứ cá nhân, hay doanh nghiệp nào trên quả đất này đều cố gắng để đạt được nó nhanh nhất. Vậy là bạn biết mình còn thiếu bao nhiêu để trở thành giàu có rồi đấy, việc còn lại bây giờ là lập kế hoạch điền vào chỗ trống thôi.

Đừng lo lắng, chúng ta sẽ cùng lập kế hoạch. Thôi chào đi ngủ nhé!

Thế nào là giàu ?

Giàu có dường như là ước muốn của rất nhiều người, tiền không mua được hạnh phúc nhưng tiền có thể mua được những thứ khiến ta hạnh phúc bạn nhỉ. Hình như để lựa chọn giữa giàu và nghèo thì ngay cả những người cao đạo nhất cũng chọn giàu có thì phải (chỉ là họ có thừa nhận hay không thôi).

Quảng cáo

ĐỊNH KIẾN

Có vẻ xã hội đã dạy chúng ta một vài bài học sai lầm về tiền, về bản chất thì tiền không có gì xấu, chỉ có những cách xấu để làm ra tiền thôi. Tôi không tôn sùng những người giàu có nhưng tuyệt đối không khinh miệt những người nghèo khổ vì thế tôi mong chúng ta ai cũng sẽ trở nên giàu có theo cách mà mình muốn. Tất nhiên tôi chỉ bàn về giàu có vật chất thôi bạn nhé, còn giàu trí tuệ, giàu tình cảm hay giàu lòng nhân ái… thì xin bàn vào khi khác vậy.

Đồng ý là giàu có vật chất rồi nhưng thế nào là giàu thì hình như không phải ai cũng biết. Ai cũng tuyên bố rằng tôi sẽ trở nên giàu có nhưng giàu có là thế nào thì họ không nói được. Giàu có phải là nhiều tiền không nhỉ? Nếu là nhiều thì bao nhiêu mới là nhiều đây? Có thu nhập 50 triệu/tháng, có tài khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng hay có xe Mercedes? Bạn hãy dừng lại ở đây và viết xuống một con số đi. Tôi sẽ đưa câu trả lời ở cuối bài.

Dù chưa biết có bao nhiêu tiền là giàu nhưng chắc bạn phải đồng ý với tôi một điều đơn giản là

GIÀU = KHÔNG NGHÈO

Đơn giản như vậy thôi, muốn giàu lên thì trước tiên đừng làm cho mình nghèo đi. Muốn không nghèo đi thì phải tránh những rủi ro có thể khiến bạn mất tiền. Những rủi ro này có thể là bệnh tât, thất nghiệp, tai nạn… Có 2 giải pháp cho những rủi ro này là “Tài khoản rủi ro” và “Tài khoản bảo hiểm”.

Trước hết là “Tài khoản rủi ro”, bạn còn nhớ về phương pháp Quản lý tài chính cá nhân tôi đã chia sẻ chứ, tôi dùng 5% thu nhập hàng tháng cho khoản rủi ro. Khoản tiền này sẽ được dùng khi tôi thất nghiệp, mắc bệnh hoặc bất cứ điều gì khiến tôi không thể kiếm thêm thu nhập. Hãy lập “Tài khoản rủi ro” này ngay bây giờ và bắt đầu cho tiền vào đó. Tài khoản này được coi là an toàn với số tiền có thể giúp bạn sinh tồn từ 6-12 tháng. Ví dụ: Để sinh sống cơ bản và không hưởng thụ, bạn cần sử dụng 5 triệu/tháng thì bạn phải có 1 tài khoản ít nhất là 30 triệu để sống trong 6 tháng nếu chẳng may không thể có thu nhập hoặc mất việc.

Ở thời điểm viết bài, tài khoản này giúp tôi có thể sinh tồn trong 8 tháng. Tài khoản này tôi chấp nhận gửi ngân hàng với lãi suất thấp vì kỳ hạn ngắn để có thể rút ra bất cứ lúc nào gặp tình trạng khẩn cấp.

TÀI KHOẢN BẢO HIỂM

Thứ hai là “Tài khoản bảo hiểm”, nếu bạn đang làm việc trong các cơ quan hay doanh nghiệp chính thống thì không cần lo lắm vì lương tháng của bạn đã được trích một phần để đóng Bảo hiểm xã hội, khẳng định rằng đây là quyền lợi của cá nhân và cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Dù có thể nói rằng Bảo hiểm xã hội sẽ không cho bạn lợi ích về kinh tế nhưng hãy nhớ mục đích của Bảo hiểm là bảo hiểm lợi ích chứ không phải sinh lời. Ngoài ra, Bảo hiểm y tế cũng là một khoản không thể thiếu, 80% thời gian bạn sẽ không dùng đến nó nhưng thử một lần đi bệnh viện không có bảo hiểm y tế xem, bạn sẽ ước “giá như” đấy…

Cuối cùng trong tài khoản bảo hiểm, lời khuyên của tôi là hãy dành một khoản nữa cho Bảo hiểm nhân thọ. Dù bạn hay những người xung quanh chưa hoặc có thể đã từng gặp những trải nghiệm không tốt với Bảo hiểm nhân thọ thì xin khẳng định rằng Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực được Luật pháp Việt Nam công nhận và người sử dụng Bảo hiểm nhân thọ luôn luôn được Luật pháp bảo vệ. Hãy sáng suốt và tỉnh táo vì những trải nghiệm không hay chỉ xuất phát từ cá nhân tư vấn bảo hiểm chứ chưa bao giờ đến từ những công ty cung cấp bảo hiểm.

Khác với Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm nhân thọ lại có khả năng sinh lời thực sự, phí bảo hiểm sẽ được hoàn lại cộng thêm một khoản lãi khá tốt sau khi hết hợp đồng bảo hiểm. Vì lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ rất phức tạp cả về số lượng và chất lượng thông tin nên tôi sẽ chia sẻ sâu hơn trong một bài khác, có thể sẽ có cả những tip trong việc mua bảo hiểm nhân thọ.

Tóm lại đóng bao nhiêu thì hợp lý? Với trường hợp của tôi, tôi cũng dùng 5% thu nhập hàng tháng. Tất nhiên hơi khác một chút, không phải mỗi tháng tôi sẽ lấy 5% để đóng mà để dành mỗi tháng 5% đến lúc đủ giá trị một hợp đồng tối thiểu thì sẽ đóng. Tính đến nay tôi có 3 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với tổng phí đóng mỗi năm là xx triệu.

Rồi, cuối cùng là con số để được tính là giàu. Để bắt đầu được xếp vào hàng ngũ của những người giàu thì bạn phải là Triệu phú – Triệu phú đô la chứ không phải triệu phú Việt Nam Đồng bạn nhé.

1 TRIỆU ĐÔ

1 triệu đô la Mỹ bạn nhé, tương đương với 23.442.500.000 Việt Nam Đồng ở thời điểm viết bài này. Đây là con số tối thiểu để trở thành triệu phú và là con số biểu tượng mà bất cứ cá nhân, hay doanh nghiệp nào trên quả đất này đều cố gắng để đạt được nó nhanh nhất. Vậy là bạn biết mình còn thiếu bao nhiêu để trở thành giàu có rồi đấy, việc còn lại bây giờ là lập kế hoạch điền vào chỗ trống thôi.

Đừng lo lắng, chúng ta sẽ cùng lập kế hoạch. Thôi chào đi ngủ nhé!